Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2017

Phân biệt kế toán quản trị và kế toán tài chính

Kế toán trong nền kinh tế thị trường được phân chia thành bốn bộ phận: lý thuyết hạch toán kế toán, kế toán tài chính, kế toán quản trị và kiểm toán. Trong đó, kế toán quản trị và kế toán tài chính được coi là bộ phận hữu cơ của kế toán doanh nghiệp. Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về kế toán tài chính và kế toán quản trị. Nhằm giúp các bạn phần biệt được 2 chuyên đề kế toán này, thì trung tâm TVĐT Kinh Tế Toàn Cầu (GEC - website: www.gec.edu.vn) đã cùng các chuyên gia trong ngành kế toán phân tích vấn đề này, giúp các bạn học kế toán phận biệt đúng và chọn chương trình học phù hợp với mình.
1. Khái niệm của kế toán quản trị và kế toán tài chính

- Kế toán quản trị là lĩnh vực chuyên môn của kế toán nhằm nắm bắt các vấn đề về thực trạng, đặc biệt thực trạng tài chính của doanh nghiệp; qua đó phục vụ công tác quản trị nội bộ và ra quyết định quản trị. Thông tin của kế toán quản trị đặc biệt quan trọng trong quá trình vận hành của doanh nghiệp, đồng thời phục vụ việc kiểm soát, đánh giá doanh nghiệp đó.
- Kế toán tài chính là việc ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu, lập báo cáo tài chính phục vụ cho các nhu cầu thông tin cho các đối tượng bên ngoài đơn vị, doanh nghiệp là chính. Tuy nhiên kế toán tài chính không đơn thuần làm việc với những con số. Họ phải hiểu biết cũng như làm những công việc khác liên quan đến vấn đề luật và các tiêu chuẩn của báo cáo tài chính.

2. Vai trò của kế toán quản trị và kế toán tài chính
- Vai trò chủ yếu của kế toán quản trị trong một tổ chức là thu thập và cung cấp thông tin thích hợp và nhanh chóng cho các nhà quản lý để họ thực hiện việc điều hành, kiểm soát hoạt động của tổ chức và ra quyết định.
- Vai trò của kế toán tài chính giúp cho doanh nghiệp theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình: quá trình sản xuất, theo dõi thị trường… Nhờ đó, người quản lý điều hành trôi chảy các hoạt động, quản lý hiệu quả, kiểm soát nội bộ tốt. Cung cấp tài liệu cho doanh nghiệp làm cơ sở hoạch định chương trình hành động cho từng giai đoan, từng thời kỳ. Nhờ đó người quản lý tính được hiệu quả công việc, vạch ra hướng hoạt động cho tương lai. Triển khai và thực hiện các hệ thống quản lý thông tin để thúc đẩy việc thực thi các chiến lược, kế hoạch và ra quyết định của ban quản trị. Giúp người quản lý điều hoà tình hình tài chính của doanh nghiệp. Là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh tụng khiếu tố, với tư cách là bằng chứng về hành vi thương mại.


3. Phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị- Trọng tâm của kế toán quản trị là cung cấp thông tin phục vụ cho các nhà quản lý của tổ chức. Trong khi đó, mục tiêu của kế toán tài chính là nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tương bên ngoài tổ chức.
- Kế toán quản trị có mục đích cung cấp thông tin phục vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi đó kế toán tài chính cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính.
- Đặc điểm thông tin: Kế toán quản trị nhấn mạnh đến sự thích hợp và tính linh hoạt của số liệu, thông tin được tổng hợp phân tích theo nhiều góc độ khác nhau. Thông tin ít chú trọng đến sự chính xác mà mang tính chất phản ánh xu hướng biến động, có tính dự báo vì vậy thông tin kế toán quản trị phục vụ cho việc đánh giá và xây dựng các kế hoạch kinh doanh, thông tin được theo dõi dưới hình thái giá trị và hình thái hiện vật. Kế toán tài chính phản ánh thông tin xảy ra trong quá khứ đòi hỏi có tính khách quan và có thể kiểm tra được. Thông tin chỉ được theo dõi dưới hình thái giá trị.
- Phạm vi thông tin của kế toán quản trị liên quan đến việc quản lý trên từng bộ phận (phân xưởng, phòng ban) cho đến từng cá nhân có liên quan. Còn kế toán tài chính liên quan đến việc quản lý tài chính trên quy mô toàn doanh nghiệp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét