Ở Việt Nam thì tùy thuộc định hướng của từng trường mà sẽ chọn các
chuyên ngành hẹp khác nhau. Có thể hoạt động theo lĩnh vực vĩ mô lẫn vi mô. Ở
lĩnh vực vĩ mô thì sinh viên ra trường có thể làm việc tại các Ngân hàng Nhà
nước, Bộ tài chính. Nhiệm vụ của người tốt nghiệp ở lĩnh vực này là định hướng
các chiến lược chính sách, chính sách tiền tệ cũng như chính sách tài khóa cho
Chính Phủ. Nếu nói ở lĩnh vực này thì ngành Tài chính - Ngân hàng khá quan
trọng. Nó liên quan đến hai hoạt động điều hành chính sách cơ bản đó là chính
sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Xem chi tiết tại website: www.gec.edu.vn
1. Tình hình và ảnh hưởng của tài chính ngân hàng Việt Nam trong thời
kỳ suy giảm kinh tế Thế Giới
- Mặc dù hiện tại hệ thống tài chính
ngân hàng của Việt Nam chưa chịu tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng tài chính Thế
Giới vì hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu của hội
nhập; nhưng trước mắt sẽ có những hạn chế trên một số lĩnh vực như:
+ Mức độ
liên thông giữa hệ thống ngân hàng Việt Nam với thị trường tài chính bên ngoài
và với ngân hàng TG sẽ gặp khó khăn;
+ Trong ngắn hạn, do tác động trực tiếp
của khủng hoảng tài chính, lợi nhuận của nhiều ngân hàng có thể giảm, thậm chí
một số ngân hàng nhỏ có thể thua lỗ; nợ xấu tăng lên; nên hệ thống ngân hàng tài
chính Việt Nam có nguy cơ bị ảnh hưởng trong một vài năm;
+ Khả năng giao
dịch ngân hàng, tài chính quốc tế sẽ giảm, ảnh hưởng đến nợ vay ngắn hạn của
Việt Nam tại các ngân hàng và doanh nghiệp.
2. Các biện pháp của tài chính ngân hàng trong nước để giảm thiểu ảnh
hưởng của suy giảm kinh tế thế giới
- Sự sụt giảm kinh tế và những
khó khăn trong việc quản lý nợ xấu. Kinh tế thế giới đang phải đối mặt với áp
lực giảm phát lớn và phải trải qua thời kỳ lạm phát tiền tệ…
- Tài chính ngân
hàng là ngành kinh tế huyết mạch của đất nước, có chức năng hoạch định và thực
thi chính sách tiền tệ quốc gia. Một chính sách tiền tệ mạnh với các công cụ
điều hành chính chặt chẽ, linh hoạt sẽ tác động tốt đến sự phát triển của nền
kinh tế và đương nhiên sẽ góp phần ổn định xã hội…
- Tài chính ngân hàng có
vai trò to lớn trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế. Đã thực hiện tốt sự chỉ
đạo của Ngân hàng Nhà nước về tín dụng, lãi suất, ngoại hối… đã cung ứng cho nền
kinh tế một khối lượng vốn rất lớn, góp phần mở rộng sản xuất cả về quy mô cũng
như chất lượng sản phẩm.
- Một số chuyên gia cho rằng cần phải chú trọng đầu
ra của sản phẩm nhưng một số nhà kinh tế khác cho rằng, về vai trò của ngành
Ngân hàng đối với các biện pháp kích cầu nền kinh tế là rất quan trọng.
-
Phải áp dụng và kết hợp một cách chặt chẽ giữa biện pháp về tiền tệ, tài chính
để thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu, kích cầu tiêu dùng để thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế và tiếp tục kiềm chế lạm phát.
- Trước những tác động của cuộc khủng
hoảng này, tài chính ngân hàng cần phải được điều hành linh hoạt các công cụ
chính sách tiền tệ để tiếp tục kiềm chế lạm phát, chủ động ngăn ngừa suy giảm
kinh tế, bằng việc giữ ổn định thị trường tiền tệ, bảo đảm an toàn của các tổ
chức tín dụng, đồng thời có chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ sản xuất
khắc phục khó khăn, duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh; kiểm soát tốc độ
tăng tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng ở mức hợp lý.
Nhìn lại vấn đề, nhà nước Việt Nam đã có một số biện pháp nhằm khắc
phục tình trạng này, để sự khủng hoảng đó ít gây ảnh hưởng sâu rộng cho nền kinh
tế nước ta, như đây chì là những biện pháp tạm thời chưa có hướng khắc phục lâu
dài và bền vững. Thời gian đến chúng ta phải tăng cường kiểm tra quản lý các hệ
thống tài chính ngân hàng và các tổ chức tài chính nhằm ngăn chặn trước không
nên để kinh tế rơi vào trạng thái bất ổn. Ngoài những ban hành từ những chính
sách nhà nước. Nước ta cũng cần đẩy mạnh đào tạo một nguồn nhân lực trẻ về lĩnh
vực học
tài chính ngân hàng để có thế phát triển lâu dài, với nguồn nhân lực đào tạo
có chất lượng có thể sẽ giúp nước ta phát triển vượt qua tình trạng khủng
hoảng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét