Kế toán gần như là huyết mạch của hệ thống quản lý của một doanh
nghiệp, hệ thống sổ sách kế toán sẽ giúp cho doanh nghiệp biết được hiệu quả
hoạt động kinh doanh, kiểm soát được thu chi, ngân quỹ, tồn kho, công nợ…Kế toán
là nghệ thuật quan sát, ghi chép, phân loại tổng hợp các hoạt động của doanh
nghiệp và trình bày kết quả của chúng nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho việc
ra các quyết định và ra các quyết định đánh giá hiệu quả của một tổ chức ... Và
không ít em học viên đang băn khoăn không biết mình nên học chuyên ngành kế toán
gì sẽ phù hợp với mình và khi ra trường liệu ngành đó có cơ hội xin việc cao hay
không và với mức lương có ổn định không?
Với những bạn mới tìm hiểu và học về kế toán thì chương trình của lớp
học
kế toán doanh nghiệp và thực hành khai báo thuế là lựa chọn tối ưu nhất. Vì
khi mới bắt đầu vào học bạn sẽ bỡ ngỡ khong hình dung ra mình sẽ học gì thì
chuyên đề đầu tiên là kế toán đại cương sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó sau đó
là tới kế toán tài chính, rồi tới báo cáo tài chính và cuối cùng là khai báo
thuế, học xong khóa học bạn có thể bắt tay vào làm kế toán từ những doanh nghiệp
vừa và nhỏ. Và sau đây Trung tâm TVĐT Kinh Tế Toàn Cầu sẽ nói rõ hơn về mục tiêu
và khóa học kế toán doanh nghiệp và thực hành khai báo thuế. Website: www.gec.edu.vn
I. Nội dung chương trình đào tạo
*Nội dung đào tạo gồm 4
chuyên đề:(Đã cập nhật chế độ kế toán tài chính mới nhất theo thông tư
200/2014/TT-BTC)
1. Kế toán đại cương: Bản chất,đối
tượng, chức năng và phương pháp hạch toán kế toán. Tổng hợp và cân đối kế toán.
Tài khoản – đối ứng tài khoản. Đánh giá các đối tượng kế toán. Chứng từ kế toán
và kiểm kê. Sổ kế toán và hình thức kế toán.
2. Kế toán tài chính
doanh nghiệp: Tổng quan về kế toán và tổ chức công tác kế toán
trong doanh nghiệp. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Kế toán
nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ. Kế toán tài sản cố định. Kế toán tập
hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế. Kế toán
tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa và chi phí hoạt động. Kế toán thuế, xác định kết
quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận.
3. Báo cáo tài
chính: Bảng cân đối kế toán. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Thuyết minh báo cáo tài
chính.
4. Khai báo thuế: Giới thiệu các luật thuế
trong doanh nghiệp. Hướng dẫn lập tờ khai thuế giá trị gia tăng. Hướng dẫn lập
tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá
nhân. Học viên được học trên bộ chứng từ thực.
II. Ưu điểm khi kết thúc khóa học kế toán doanh nghiệp và thực hành
khai báo thuế
1. Hầu hết các doanh nghiệp nguồn nhân lực dồi
dào- Hiếm có ngành học nào mà nhân lực đang luôn ở tình trạng khan
hiếm trầm trọng như kế toán. Theo nghiên cứu gần đây của các chuyên gia, trong
ba quý đầu năm 2010 nhân lực kế toán, tài chính xếp thứ ba trong số năm bộ phận
chức năng có nhu cầu tuyển dụng cao nhất cho các vị trí điều hành. Những con số
biết nói cho thấy: Trong những nhu cầu về nhân lực kế toán - tài chính thì 25%
là yêu cầu tuyển cho các vị trí giám đốc và quản lý tài chính, 4% cho vị trí
kiểm soát viên tài chính, 38% cho vị trí kế toán trưởng và chuyên viên kế toán
là 33%. Như thế, học kế toán ra, bạn có thể yên tâm về cơ hội xin việc luôn rộng
mở. Nhất là trong điều kiện nước ta hiện nay, kinh tế thị trường mở ra nhiều
doanh nghiệp, kế toán là bộ phận không thể thiếu ở tất cả các đơn vị sản xuất.
Năm 2010, nước ta có khoảng 500.000 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp cần từ 3-5 kế
toán viên…
2. Ngành kế toán làm được ở nhiều vị trí- Tại
các trung tâm TVĐT Kinh Tế Toàn Cầu, bạn sẽ được học theo diện rộng với tên gọi
chung là kế toán - kiểm toán hoặc chuyên sâu như kế toán doanh nghiệp, kế toán
trưởng, thực hành kế toán, kế toán tin học...
- Sau khi tốt nghiệp, bạn có
thể làm được ở hầu hết vị trí tại các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực trong cơ
quan quản lý tài chính Nhà nước, các đơn vị thuộc lĩnh vực công, các tổ chức xã
hội, tổ chức phi chính phủ. Một số tên gọi trong các lĩnh vực mà bạn có thể làm:
kế toán viên, kiểm soát viên, kiểm soát viên thuế, nhân viên thuế, chuyên viên
định phí bảo hiểm, chuyên viên tư vấn tài chính, người môi giới bảo hiểm, nhân
viên ngân hàng, nhân viên môi giới chứng khoán, chuyên viên quản lý kênh phân
phối, giảng viên, nghiên cứu viên, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ, nhân
viên chăm sóc khách hàng, nhân viên quản lý dự án...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét