Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

Quản trị kinh doanh có phù hợp với bạn không? cách nhận biết như thế nào?

Ngành Quản trị kinh doanh là một ngành rất đặc biệt, có thể nói là ngành duy nhất hiện nay có thể thích ứng với nhu cầu của từng sinh viên sau khi ra trường. Trong mỗi chúng ta, ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu, có những yếu tố phù hợp với ngành này, và không phù hợp với ngành khác. Nhưng làm sao để khám phá điều này? Chỉ có thể trải nghiệm thực tế tại lớp học quản trị kinh doanh tại Trung tâm TVĐT Kinh Tế Toàn Cầu sẽ giúp bạn biết mình có phù hợp với ngành này không và giúp bạn định hướng tốt trong tương lai.
Quản trị kinh doanh luôn là một trong những ngành hấp dẫn các bạn trẻ năng động, đặc biệt  trong xu thế hội nhập kinh tế Quốc tế của Việt Nam những năm gần đây. Việc tìm hiểu rõ về ngành Quản trị kinh doanh giúp bạn định hướng nghề nghiệp tốt hơn và có nhiều khả năng thăng tiến hơn.


Khi học quản trị kinh doanh bạn cần học những gì?
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Lý thuyết tiền tệ theo thời gian. Lượng giá chứng khoán. Hoạch định ngân quỹ vốn đầu tư dài hạn. Lập kế hoạch tài chính.
- Nghiệp vụ ngoại thương: Giới thiệu ngoại thương và Incoterms; Tỷ giá hối đoái và đồng tiền thanh toán ngoại thương; Các phương tiện thanh toán quốc tế; Các phương thức thanh toán quốc tế; Tín dụng chứng từ; Giao dịch và đàm phán hợp đồng ngoại thương; Hợp đồng ngoại thương; Thực hành soạn thảo một hợp đồng xuất nhập khẩu, bộ chứng từ xuất nhập khẩu.
- Quản trị nguồn nhân lực: Chiến lược nguồn nhân lực / HR STRATEGY; Hoạch định nguồn lực cần thiết, tuyển dụng bổ nhiệm nhân sự. Thiết kế mô tả và phân tích công việc. Đánh giá kết quả công việc KPIs/BSC. Đào tạo phát viển và xây dựng lộ trình công danh.
- Chiến lược và chính sách kinh doanh: Tổng quan về quản trị chiến lược; Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài; Các loại chiến lược, thực hiện kiểm tra và đánh giá chiến lược. Chiến lượt áp dụng cho các doanh nghiệp cụ thể. Hình thành và lựa chọn chiến lược: phân tích ma trận swot: điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ và cơ hội.
- Phát triển văn hóa doanh nghiệp - xử lý xung đột: Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp, cách thức tổ chức về văn hóa doanh nghiệp trong doanh nghiệp liên doanh và nước ngoài. Định hướng và hoạch định các nguồn lực xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Phát triển kỹ năng giao tiếp và hoạch định công việc, thông qua các chương trình thảo luận tại lớp và đánh giá VNDN tại các công ty Nhật Bản. Kỹ năng lãnh đạo, tổ chức và xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Thực hành trở thành chuyên viên tư vấn phát triển VHDN, vì mục tiêu phát triển bền vững tại doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp giá trị cốt lõi quyết định sự thành bại của DN, xây dựng VHDN hôm nay nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp trong tương lai.
- Nghệ thuật và tâm lý giao tiếp (Nghệ thuật lãnh đạo và thương lượng đàm phán trong kinh doanh): Khái quát về tâm lý, tìm hiểu về quá trình giao tiếp căn bản, các hành vi giao tiếp của con người. Tâm lý quản lý cung cấp những kiến thức kỹ năng chung nhất để làm việc giữa con người với con người trong quản lý, cũng như nhà quản lý với nhân viên. Các chiến thuật trong thương lượng: chiến thuật cây gậy và của cà rốt, chiến thuật giả vờ ngốc nghếch, chiến thuật thả tép bắt tôm,...Giúp con người nâng cao kỹ năng ứng xử và thương lượng trong kinh doanh và quản lý, các kiểu thương lượng kinh điển: chiến lược thương lượng chia chiếc bánh, chiến lược thượng lượng kiểu cửa sổ, kiểu bán đảo sinai,...
- Quản trị Marketing: Giới thiệu về quản trị marketing. Phân tích môi trường marketing. Phân khúc thị trường. Mục tiêu và định vị thị trường. Sản phẩm, giá, kênh phân phối, khuyến mãi và chiêu thị cổ động.
- Luật thương mại: Những quy định chung về luật thương mại. Pháp luật về doanh nghiệp: Các loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp doanh, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vôn đầu tu nước ngoài,... Tổ chức lại, giải thể, phá sản. Hợp đồng thương mại: Khái niệm về hợp đồng thương mại, nội dung hợp đồng thương mại, thực hiện hợp đồng thương mại. Giải quyết tranh chấp trong thương mại, các hình thức giải quyết tranh chấp trong thương mại. Luật kinh doanh.

Những kiến thức của khóa học này- Sinh viên được trang bị kiến thức những môn học có liên quan như: Quản trị nguồn nhân lực, Quản trị sản xuất, Quản trị Marketing, Quản trị tài chính, Quản trị chất lượng, Thẩm định dự án đầu tư, Quản trị dự án đầu tư, Đàm phán trong kinh doanh…
- Các môn học được tổ chức giảng dạy bằng nhiều phương pháp, kết hợp với bài giảng, giáo trình, tài liệu chuyên môn phù hợp với bậc cao đẳng, thông qua nhiều hình thức giảng dạy khác nhau: thuyết giảng, tổ chức cho Sinh viên thuyết trình, thảo luận, làm các bài tập tình huống, bài tập nhóm…
- Các môn học được tổ chức đánh giá gồm nhiều hình thức như: đánh giá qua các bài tập cá nhân, bài tập nhóm, bài tập tình huống, bài kiểm tra giữa quá trình, bài thi kết thúc môn học.
- Tổ chức cho sinh viên kiến tập, thực tập ở các doanh nghiệp về hoạt động quản trị (có bản thu hoạch, báo cáo thực tập).
- Chương trình giảng dạy tiếng Anh phục vụ cho việc giao tiếp tiếng Anh
thông thường.
- Chương trình giảng dạy tin học căn bản và tin học ứng dụng đáp ứng yêu cầu sử dụng tương đối thành thạo tin học vào công việc chuyên môn.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét