Để nền kinh tế thị trường có thể vận hành một cách có hiệu quả, hoạt
động thương mại diễn ra một cách có trật tự, Nhà nước cần phải thiết kế và xây
dựng một hệ thống các văn bản pháp luật hoàn chỉnh và một cơ chế đảm bảo việc
thi hành chúng một cách có hiệu quả. Đó là luật thương mại nhằm đáp ứng những
yêu cầu của tình hình phát triển kinh tế – xã hội, cũng như của quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế của nước ta trong giai đoạn phát triển mới.
Để hiểu rõ hơn về những quy định của luật thương mại mà nhà nước ta
sửa đổi và đổi mới năm 2005, cũng như những quy định của luật thương mại trong
xuất nhập khẩu thì Trung tâm TVĐT Kinh Tế Toàn Cầu (GEC) giới thiệu đến bạn khóa
đào tạo xuất nhập khẩu để bạn hiểu rõ hơn về những liên quan của luật thương mại
và xuất nhập khẩu trong quá trình hội nhập quốc tế.
Trong lớp xuất nhập khẩu thì học gì về Luật thương mại
-
Những quy định chung về luật thương mại.
- Pháp luật về doanh nghiệp: Các
loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công
ty cổ phần, công ty hợp doanh, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vôn đầu tu
nước ngoài,...
- Tổ chức lại, giải thể, phá sản.
- Hợp đồng thương mại:
Khái niệm về hợp đồng thương mại, nội dung hợp đồng thương mại, thực hiện hợp
đồng thương mại.
- Giải quyết tranh chấp trong thương mại, các hình thức giải
quyết tranh chấp trong thương mại.
- Luật kinh doanh.
Những lợi ích khi hiểu rõ về Luật thương mại
- Nắm được
quyền bình đẳng trước pháp luật của các tổ chức, cá nhân kinh doanh thuộc các
thành phần kinh tế. Các chủ thể được tham gia bình đẳng trước pháp luật vào các
hoạt động thương mại.
- Phát triển xu hướng mở rộng quyền kinh doanh thương
mại, thúc đẩy hoạt động thương mại trên mọi lĩnh vực mà doanh nghiệp bạn kinh
doanh.
- Luật Thương mại không chỉ quy định các hoạt động thương mại của
thương nhân Việt Nam mà còn quy định về quan hệ thương mại nước ngoài, tạo thuận
lợi cho sự giao lưu hàng hoá trong nước với nước ngoài.
- Góp phần làm cho
pháp luật thương mại Việt Nam phù hợp với pháp luật và tập quán thương mại quốc
tế, tạo cơ sở pháp lý để xử lý các quan hệ kinh tế, thương mại trong đàm phán
song phương và đa phương với các nước, các tổ chức thương mại khu vực và thế
giới.
Kết luận chung về Luật thương mại đối với ngành xuất nhập
khẩu- Chúng tôi cho rằng, cần phải hiểu và sử dụng “Luật Thương
mại” với tư cách là một lĩnh vực của pháp luật, là luật của thương gia và bao
gồm tất cả các quy định điều chỉnh mọi hành vi nhằm mục đích sinh lời. Nếu tiếp
cận theo cách này thì pháp luật thương mại sẽ có tính nhất quán cao hơn. Bởi
cách tiếp cận nhất quán sẽ có tác động tích cực đến kỹ thuật xây dựng pháp luật,
tránh được tình trạng cát cứ trong việc soạn thảo văn bản pháp luật. Điều hiêu
rõ về luật thương mại là phù hợp với xu hướng xây dựng pháp luật thương mại trên
thế giới hiện nay và cho phép luật có thể được áp dụng trực tiếp mà không cần
phải chờ văn bản hướng dẫn thi hành.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét