Trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, cùng với sự đổi mới
của nền kinh tế, nếu các Doanh nghiệp muốn thành công thì phải có một chính sách
tiền lương hợp lý. Một chính sách tiền lương hợp lý sẽ là đòn bẩy cho Doanh
nghiệp phát triển bền vững. Đối với các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì
tiền lương là một phần không nhỏ trong chi phí sản xuất. Chế độ tiền lương hợp
lý sẽ tạo động lực tăng năng suất lao động cho Doanh nghiệp. Hiểu và làm rành về
kế toán tiền lương là nhiệm vụ mà bất cứ một kế toán nào cũng cần biết, nên khi
học
kế toán thì chuyên đề kế toán tiền lương là một phần hết sức quan trọng, sau
đây chúng ta cùng tìm hiểu chuyên đề kế toán tiền lương.
1. Chức năng và nhiệm vụ của kế toán tiền lương
- Tổ chức
ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, chất lượng, thời gian
và kết quả lao động.
- Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp
thực hiện đầy đủ, đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương. Mở sổ,
thẻ kế toán và hạch toán lao động, tiền lương theo đúng chế độ.
- Tính toán
phân bổ chính xác, đúng đối tượng chi phí tiền lương các khoản trích theo lương
vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận đơn vị sử dụng lao động.
-
Lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, đề
xuất biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động trong doanh nghiệp.
2. Các hình thức của tiền lương
Chính sách tiền lương là
một trong những nhân tố tác động mạnh mẽ đến chất lượng, hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh thường áp dụng phổ biến hình thức tiền lương như sau:
- Tiền
lương thời gian.
- Tiền lương sản phẩm.
a. Tiền lương theo thời
gian- Lương theo thời gian là việc tính trả lương cho nhân viên
theo thời gian làm việc, có thể là theo tháng, theo ngày, theo giờ.
- Thực tế
trong các doanh nghiệp vẫn tồn tại 2 cách tính lương như sau:
=>
Hình thức 1: Lương tháng = Lương + Phụ cấp ( nếu có) /ngày công chuẩn
của tháng X số ngày làm việc thực tế.
- Theo cách này lương tháng thường là
con số cố định, chỉ giảm xuống khi người lao động nghỉ không hưởng lương. Với
hình thức trả lương này người lao động không hề băn khoăn về mức thu nhập của
mình trong mỗi tháng bởi số tiền trừ cho mỗi ngày công không lương là cố định,
nghỉ bao nhiêu ngày thì họ trừ bấy nhiêu tiền trong trường hợp không có biến
động về lương và ngược lại, tháng nào đi làm đủ ngày theo quy định thì hưởng đủ
ức tiền lương.
=> Hình thức 2: Lương tháng = Lương + Phụ
cấp ( nếu có )/26 X ngày công làm việc thực tế
- Theo cách này, lương tháng
không là con số cố định vì ngày công chuẩn hàng tháng khác nhau. Vì có tháng 28,
30 , 31 ngày => có tháng công chuẩn là 24 ngày, có tháng là 25 ngày và cũng
có tháng là 27 ngày. Với hình thức trả lương này, khi nghỉ không hưởng lương
người lao động cần cân nhắc nên nghỉ tháng nào để thu nhập của họ ít ảnh hưởng
nhất, điều này có thể ảnh hưởng tới tình hình sản xuất của doanh nghiệp khi
nhiều nhân viên cùng chọn nghỉ vào những tháng có ngày công chuẩn lớn nhằm giảm
thiểu tiền công bị trừ.
b. Tiền lương theo sản phẩm
Hình thức tiền lương theo sản
phẩm là hình thức trả lương cho người lao động hay nhóm người lao động tùy thuộc
vào số lượng và chất lượng của khối lượng công việc, sản phẩm hay dịch vụ hòan
thành. Hình thức tiền lương theo sản phẩm bao gồm các hình thức
sau:
- Tiền lương theo sản phẩm lũy tiến: Theo hình thức
này tiền lương trả cho người lao động có phân biệt đơn giá lương với các mức
khối lượng sản phẩm hoàn thành. Nguyên tắc của hình thức này là đơn giá lương sẽ
gia tăng cấp bậc khi khối lượng sản phẩm hòan thành vượt một định mức nào đó.
Theo hình thức này lương sản phẩm chia làm 2 phần:
+ Lương sản phẩm trong
định mức = số lượng sản phẩm hoàn thành x đơn giá sản phẩm trong định mức
+
Lương sản phẩm ngoài định mức = số lượng sản phẩm vượt định mức x đơn giá sản
phẩm vượt định mức
- Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn
chế: theo hình thức này, tiền lương trả cho người lao động tùy thuộc
vào số lượng sản phẩm hoàn thành và đơn giá lương sản phẩm. Tiền lương. Tiền
lương phải trả được xác định như sau:
+ Tổng tiền lương phải trả = số lượng
sản phẩm hoàn thành x đơn giá lương
- Tiền lương theo sản phẩm trực
tiếp không hạn chế: theo hình thức này, tiền lương trả cho người lao
động tùy thuộc vào số lượng sản phẩm hoàn thành và đơn giá lương sản phẩm. Tiền
lương. Tiền lương phải trả được xác định như sau:
+ Tổng tiền lương phải trả
= số lượng sản phẩm hoàn thành x đơn giá lương
- Tiền lương sản phẩm
gián tiếp: Hình thức này được áp dụng để trả lương cho lao động gián
tiếp ở bộ phận sản xuất, như công nhân vận chuyển vật liệu, thành phẩm, bảo máy
móc thiết bị. Tiền lương của bộ phận lao động này thường theo một tỷ lệ tiền
lương của lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm. Lý do là chất lượng và năng suất
của bộ phận lao động trực tiếp sản xuất còn tùy thuộc vào chất lượng phục vụ của
bộ phận lao động gián tiếp.
- Tiền lương sản phẩm có thưởng:
Theo hình thức này, ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp, người lao động còn
nhận khoản tiền thưởng do tiết kiệm nguyên nhiên liệu, tăng năng suất lao động,
thưởng sáng kiến …. Hình thưc này cũng chú ý đến trường hợp người lao động làm
ra sản phẩm kém phẩm chất, lãng phí vật tư,… để phải chịu tiền phạt.
+ Lương
sản phẩm có thưởng = lương sản phẩm + thưởng
- Tiền lương khoán khối
lượng công việc: Hình thức này tiền lương đựơc trả cho khối lượng công
việc hoàn thành. Hình thức này thường áp dụng cho những công việc có tính đơn
giản như bốc dỡ vật tư, sữa chữa… hoặc những công việc không thể tách ra từng
công việc cụ thể được.
Trên đây là một vài sơ lượt về nhiệm vụ chức năng cũng như các hình
thức trả lương mà kế toán tiền lương cần biết. Để có thể hiểu rõ hơn và thực
hiện công việc này tốt hơn đối với 1 kế toán thì tham gia khóa học kế toán của
trung tâm TVĐT Kinh Tế Toàn Cầu (GEC - website: www.gec.edu.vn) là một lựa chọn
tối ưu cho các bạn, chương trình được xây dựng bởi trường ĐH Kinh Tế TP.HCM và
được trường giám sát và cấp chứng chỉ nên các bạn có thể yên tâm về chất lượng
đào tạo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét