Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

Khó khăn của ngành xuất nhập khẩu và chương trình nâng cao kiến thức

Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, phụ thuộc cao vào xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nên nước ta cần đầu tư mạnh vào lĩnh vực xuất nhập khẩu để thu lại nhiều lợi nhuận cho kinh tế nước ta. Để phát triển ngành này, mọi yếu tố đều phục thuộc vào nhân tố nguồn nhân lực, có một đội ngũ nhân viên mạnh về lĩnh vực xuất nhập khẩu để đưa sản phẩm của nước ta cạnh tranh với thị trường thế giới thì là một điều kiện thuận lợi. Việt Nam cần phối hợp chặt giữa chính sách giá, tiền tệ và tài khóa. Chính sách tiền tệ chặt chưa đủ. Ngoài ra Chính phủ cũng cần giảm thiểu những xáo trộn và gánh nặng đối với các ngân hàng và cả nền kinh tế, đẩy mạnh khuyến thích tạo điều kiện cần thiết cho các mặt hàng xuất khẩu, điều quan trọng và cần thiết để nâng cao ngành này là không ngừng hoàn thiện con người qua các khóa đào tạo xuất nhập khẩu để nhân viên có thể hoàn thiện mình và đẩy mạnh các lĩnh vực này.
1. Khó khăn của ngành xuất nhập khẩu
- Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam dễ bị tổn thương do dựa quá nhiều vào xuất khẩu. Cơ cấu xuất khẩu, mặc dù có chuyển biến tích cực trong những năm qua song cho đến nay vẫn chủ yếu tập trung vào một số ít mặt hàng chủ lực.
- Thứ hai, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm gia công, lắp ráp và nhóm hàng nguyên liệu thô hoặc mới sơ chế. Mặc dù tỷ trọng nhóm hàng thô hoặc mới sơ chế tiếp tục xu hướng giảm nhẹ trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, song xuất khẩu nguyên liệu thô, sản phẩm khai khoáng còn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
- Thứ ba, giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu còn thấp do chủ yếu dựa vào khai thác các yếu tố sẵn có về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động rẻ; giá trị gia tăng xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thấp với chủ yếu là hàng gia công, chế biến. Bên cạnh đó, mở rộng xuất khẩu theo chiều rộng, theo hướng tăng cường khai thác các yếu tố sẵn có về điều kiện tự nhiên đang có nguy cơ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, suy giảm đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường.
- Thứ tư, năng lực cạnh tranh xuất khẩu chậm được cải thiện, nhất là nhóm các mặt hàng công nghiệp, chế biến. Phần lớn mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, kể cả những mặt hàng có kim ngạch lớn đều chưa xây dựng được thương hiệu riêng, xuất khẩu phải thông qua các đối tác khác nên giá bán thường cao hơn sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh.
- Thứ năm, nhập khẩu công nghệ trung gian, hàng tiêu dùng xa xỉ vẫn chiếm tỷ trọng lớn, tình trạng nhập khẩu hàng hóa không đảm bảo các quy định an toàn và môi trường còn khá phổ biến.
- Thứ sáu, xuất siêu đạt được chưa thật bền vững và khu vực trong nước tiếp tục nhập siêu với 15,0 tỷ USD. Xuất siêu sẽ tiếp tục duy trì trong năm nay với mức 2,1 tỷ USD, trong đó, khu vực FDI (kể cả dầu thô) vẫn xuất siêu ở mức khá cao với 17,1 tỷ USD. Điều đó chứng tỏ sự phụ thuộc vào thị trường nước ngoài của sản xuất và tiêu dùng trong nước, chưa có sự vươn lên để gia tăng tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm.

2. Chương trình nâng cao chất lượng cho nhân lực xuất nhâp khẩu
- Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và xây dựng đất nước phát triển đẩy mạnh xuất siêu, hạn chế nhập siêu thì nước ta đã và đang đẩy mạnh ngành này, qua chương trình đào tạo xuất nhập khẩu được đất nước ta đặc biệt ưu tiên. Nhắm phát triển điều này Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM đã xây đựng chương trình đào tạo xuất nhập khẩu ngắn hạn, nhằm giúp các bạn giải quyết các vấn đề trên, chương trình học được xây dựng đầy đủ rõ ràng gồm các chuyên đề sau:
+ Nghiệp vụ ngoại thương: Các điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms); Hợp đồng ngoại thương; Thanh toán quốc tế; Các chứng từ thông dụng trong buôn bán quốc tế; Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu.
+ Nghệ thuật và tâm lý giao tiếp (Đàm phán và giao dịch trong kinh doanh xuất nhập khẩu- hải quan)
+ Vận tải và giao nhận trong xuất nhập khẩu: Hướng dẫn các thức làm việc với nhà vận tải, bao gồm các hãng tàu, các công ty logistic, các công ty bảo hiểm, các công ty forder... Đọc hiểu các chứng từ vận tải do nhà vận tải phát hành, theo quy trình xuất nhập khẩu liên quan đến nhà vận tải.
+ Hướng dẫn lập tờ khai, thủ tục hải quan: Phân loại hàng hóa; Thuế xuất nhập khẩu; Thuế GTGT; Thuế TTĐB, Luật quản lý thuế; Thực hành khai hải quan điện tử trên hệ thống VNACCS/VCIS
+ Luật thương mại: Những quy định chung về luật thương mại; Pháp luật về doanh nghiệp; Tổ chức lại, giải thể, phá sản. Hợp đồng thương mại. Giải quyết tranh chấp trong thương mại, các hình thức giải quyết tranh chấp trong thương mại. Luật kinh doanh.
=> Xem rõ hơn và đăng ký học tại website: www.gec.edu.vn

Nguồn: 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét