Hiện nay, có một tình trạng phổ biến trên thị trường “đào tạo thêm thực hành thực tế” sau tốt nghiệp. Các Trung tâm thực hành kế toán chỉ tập trung cho học sinh rèn luyện kỹ năng làm quen với chứng từ, cập nhật chứng từ và lên sổ sách kế toán ở dạng giản đơn, lặp đi lặp lại nhiều lần, để sinh viên có một nền móng kiến thức vững chắc. Điều này có lợi ích là làm cho các học viên sớm thích thú và cảm thấy thỏa mãn về trình độ kỹ năng nghề của mình và đáp ứng được yêu cầu của người tuyển dụng. Đây là điều cần thiết đối với sinh viên nay, vì học ở nhà trường chỉ mang tính chất lý thuyết khó có thể ra làm việc thực tế được. Đây là vấn đề lớn làm cho sinh viên học kế toán ra trường thất nghiệp ngày càng nhiều.
Những lý giải hiện tượng thất nghiệp của sinh viên kế toán
- “Thừa số lượng nhưng thiếu chất lượng”. Theo thông tin phản hồi từ các doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự cho bộ phận kế toán có đến 80% – 90% những sinh viên được tuyển dụng chưa có khả năng tiếp cận ngay được với công việc của một “Kế toán” thực sự.
- Những sinh viên tốt nghiệp từ các trường được trang bị rất tốt về lý thuyết và nguyên tắc hạch toán kế toán nhưng lại không được thực hành nhiều nên kỹ năng làm việc còn nhiều hạn chế.
- Công việc của 1 kế toán viên thật sự ở Doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là hạch toán đúng với quy định của chế độ kế toán và tuân thủ tốt chuẩn mực kế toán mà còn phải tuân thủ đúng các luật thuế và các luật chuyên ngành khác. Nhưng chính luật thuế và các luật chuyên ngành khác liên quan đến công tác kế toán thì những sinh viên mới ra trường lại nắm chưa thật chắc và đặc biệt là chưa có kinh nghiệm để xử lý sao cho có lợi nhất cho phía Doanh nghiệp.
- Khối kiến thức chung mang nặng tính lý thuyết giáo điều, trong khi khối kiến thức chuyên ngành lại bị xé lẻ. Các doanh nghiệp thì lại muốn tuyển những người có thể làm công việc chuyên môn được ngay để giảm bớt chi phí và thời gian đào tạo.
- Số lượng học viên trong một lớp quá lớn (30 đến 100 sinh viên/ lớp), trong khi đó chỉ có 1 giáo viên hướng dẫn nên việc đào tạo kỹ năng làm việc ở các trường là hết sức hạn chế.
Khi học kế toán bạn có thể làm được những công việc sau:
- Kiểm toán : Kiểm tra sổ sách kế toán và báo cáo tài chính.
- Phân tích ngân sách : Có trách nhiệm phát triển và quản lý các kế hoạch tài chính của một doanh nghiệp.
- Tài chính : Lập báo cáo tài chính dựa trên sổ sách kế toán tổng hợp và tham gia vào việc đưa ra những quyết định tài chính quan trọng có liên quan sát nhập và mua lại công ty.
- Kế toán quản trị : Phân tích cơ cấu của các doanh nghiệp.
- Thuế: Đóng vai trò như một cơ quan thuế có đăng ký lập các báo cáo và tờ khai thuế thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp.
- Rủi ro kinh doanh: Xác định rủi ro kinh doanh về mặt chiến lược về hoạt động, đưa ra đánh giá về hiệu quả điều hành doanh nghiệp và triển khai các phương án phòng trừ rủi ro kinh doanh.
- Kế toán môi trường: Giải quyết các vấn đề giúp hoạt động của công ty vừa có thể sinh lợi nhuận lại vừa đảm bảo yêu cầu thân thiện với môi trường .
- Kế toán pháp lý: Xác định và theo dõi các hành vi gian lận, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử, những tư liệu này sẽ được coi là bằng chứng để giải quyết các vụ việc liên quan đến pháp luật.
- Chuyên gia kế toán quốc tế: Xử lý các giao dịch xuyên biên giới, các hợp đồng ngoại thương và các hoạt động giao thương quốc tế.
Những tố chất sau đây thực sự cần thiết để bạn trở thành một kế toán:
- Bạn là người yêu thích số học và có khả năng tư duy tốt. Vì kế toán viên phải làm việc hầu hết với các con số, dữ liệu, thống kê, sổ sách nên việc yêu thích toán học, có khả năng tư duy và đam mê với nghề là hết sức quan trọng.
- Bạn là người trung thực, cẩn thận và có trách nhiệm: Kế toán viên thường xuyên tiếp xúc với sổ sách, tiền bạc nên cần phải có tính trung thực, cẩn thận và có trách nhiệm với công việc.
- Ngoài ra, hiện nay hầu như mọi doanh nghiệp đều thực hiện kế toán trên máy vi tính bằng cách sử dụng các phần mềm kế toán, vì vậy việc kế toán viên cần phải có thêm kiến thức về tin học để có thể nâng cao năng lực chuyên môn và làm việc hiệu quả hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét