Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO tác động, ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của các trường đại học, viện nghiên cứu nói chung và về lĩnh vực kế toán nói riêng bao gồm cả những yếu tố thuận lợi sau:
- Chỉ sau hơn 10 năm Việt nam đã từng bước chuyển mình bằng việc thể chế hoá các định chế hệ thống pháp lý tạo điều kiện cho mọi tổ chức sẵn sàng hoà nhập và thách thức trong môi trường cạnh tranh. hệ thống pháp luật về kế toán- kiểm toán của Việt nam liên tục được phát triển và hoàn thiện. Bằng chứng là chúng ta đã ban hành các chuẩn mực về kế toán và kiểm toán phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và được quốc tế thừa nhận. Cho đến nay Việt nam đã ban hành được 27 chuẩn mực kế toán và 38 chuẩn mực kiểm toán đã bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động của mọi loại hình doanh nghiệp tạo điều kiện cho việc minh bạch số liệu , đồng thời cũng tạo môi trường đầu tư lành mạnh, từng bước thực hiện các cam kết hội nhập trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán theo các Điều ước quốc tế mà Việt nam đã cam kết hoặc gia nhập.
- Vị thế của kế toán và kiểm toán Việt nam ngày càng được đề cao khi Hiệp định khung về thừa nhận lẫn nhau ( MRA ) trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán đã được ký kết giữa 10 nước ASEAN tại Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 10 vào tháng 8 năm 2011 vừa qua. Từ đây có thể khẳng định sứ mệnh và vai trò của lực lượng kế toán – kiểm toán ngày càng được đề cao trong xã hội , vì thế đòi hỏi của xã hội đối với những người làm nghề kế toán – kiểm toán ngày càng lớn và đó cũng là trọng trách của hoạt động đào tạo kế toán – kiểm toán trong các trường đại học và viện nghiên cứu hiện nay. Đồng thời, các trường đại hoc, viện nghiên cứu có chuyên ngành kế toán – kiểm toán sẽ có điều kiện mở rộng hợp tác liên doanh với các cơ sở của nước ngoài, qua đó có nhiều thuận lợi trong việc học tập, áp dụng kinh nghiệm, phương pháp nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn, công tác đào tạo, nghiên cứu nước ta có điều kiện tiếp cận và theo kịp trình độ tiên tiên của các nước trên thế giới.
- Song hành với những thuận lợi thì có thì tiềm năng cơ bản của đào tạo kế toán hiện nay có thể dựa trên nền tảng nhu cầu của các khu vực kinh tế có quan hệ mật thiết đến hoạt động kế toán sau :
+ Về khu vực doanh nghiệp thì số lượng doanh nghiệp tăng trưởng nhanh chóng với hơn 500.000 doanh nghiệp đăng ký tại thời điểm cuối năm 2010, trong đó riêng năm 2010 số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là hơn 90.000 doanh nghiệp .
+ Thị trường chứng khoán phát triển với trị giá vốn hoá đến cuối năm 2009 chiếm 23,1% GDP
+ Các công ty kiểm toán Việt nam chỉ trong vòng hơn 10 năm từ năm 1998 đến năm 2011 phát triển với một tốc độ tăng trưởng bình quân 23% năm, đội ngũ chuyên nghiệp trong giai đoạn này là 20% năm.
+ Khu vực công phát triển nhanh chóng cùng với phát triển của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước các cấp…
Đặc biệt để phát triển bền vững hơn nữa cần đổi mới chương trình đào tạo kế toán ở bậc đại học thiết nghĩ chúng ta cần quan tâm các vấn đề cơ bản sau đây:
- Thực hiện phải khảo sát thị trường trước
- Cần tổ chức họp mặt thường xuyên giữa nhà trường và các đơn vị sử dụng lao động kế toán – kiểm toán
- Thu thập phản hồi từ các công ty tuyển dụng sinh viên
- Hợp tác với các công ty trong cùng lĩnh vực thường xuyên tổ chức các chương trình hướng nghiệp
- Các chương trình mời chuyên gia từ giỏi từ giới kinh doanh đến nói chuyện với sinh viên
- Mối quan tâm của các doanh nghiệp khi sinh viên thực tập
- Sử dụng công nghệ trong việc đổi mới nội dung giảng dạy tại các trường đại học
- Chia sẻ kinh nghiệm về chương trình đào tạo kế toán quốc tế tại Việt nam với các trường đại học quốc tế đã có mặt tại Việt nam. Website: www.gec.edu.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét