Kế toán tiền lương là việc hạch toán tiền lương dựa vào các yếu tố như: Bảng chấm công, bảng theo dõi công tác, phiếu làm thêm giờ, hợp đồng lao động, hợp đồng khoán…. để lập bảng tính, thanh toán lương và bảo hiểm xã hội cho người lao động.
2. Chức năng và nhiệm vụ của kế toán tiền lương
- Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động.
- Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ, đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương. Mở sổ, thẻ kế toán và hạch toán lao động, tiền lương theo đúng chế độ.
- Tính toán phân bổ chính xác, đúng đối tượng chi phí tiền lương các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận đơn vị sử dụng lao động.
- Lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, đề xuất biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động trong doanh nghiệp.
3. Các hình thức của tiền lương
Chính sách tiền lương là một trong những nhân tố tác động mạnh mẽ đến chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thường áp dụng phổ biến hình thức tiền lương như sau:
- Tiền lương thời gian: Lương theo thời gian là việc tính trả lương cho nhân viên theo thời gian làm việc, có thể là theo tháng, theo ngày, theo giờ.
- Tiền lương sản phẩm: là hình thức trả lương cho người lao động hay nhóm người lao động tùy thuộc vào số lượng và chất lượng của khối lượng công việc, sản phẩm hay dịch vụ hòan thành.
4. Một số lưu ý của kế toán tiền lương
- Chấm công thật chuẩn xác, trung thực, tránh sai sót để hoạn toán một cách chính xác cũng như gây ảnh hưởng tới người lao động.
- Điền mức lương cơ bản (hoặc mức lương ngày) theo quy định của công ty nơi bạn làm việc (theo ý giám đốc...).
- Nếu làm trên excel: chú ý các công thức, phải kéo cho đủ (cẩn thận cái tổng lương của từng người và tổng lương toàn công ty).
- Nếu kiểm chi lương đếm tiền thật cẩn thận, tránh nhầm lẫn.
- Nếu làm lương cho công nhân theo sản phẩm nhớ đừng bớt của họ 1 đồng nào, cho dù bạn chỉ làm tròn cho dễ nhớ (người lao động ăn theo sản phẩm rất khổ nên họ tính từng chút một, bớt là thiệt cho họ).
- Nếu làm trên Phần mềm kế toán tính lương: Đảm bảo dữ liệu đầu vào đã đầy đủ và kiểm tra lại báo cáo được xuất ra trước khi trình lãnh đạo.
5. Những kiến thức mà kế toán tiền lương cần có
- Hiểu biết các thông số có ảnh hưởng đến toàn bộ nghiep vu ke toan, nghiệp vụ nhân sự và tiền lương của doanh nghiệp như phạm vi của kỳ lương, số giờ/số ngày mặc định làm việc trong tháng, số giờ làm việc trong các ngày trong tuần, cách tính lương khi có thay đổi trong kỳ, mức BHXH, BHYT, các thông số thuế TNCN…
- Biết cách tính và khai báo các loại phụ cấp, các khoản thu nhập / khấu trừ khác...
- Biết cách khai báo nhiều biểu thuế TNCN khác nhau cùng với ngày hiệu lực của biểu thuế.
- Nắm vững các thông tin về lương của nhân viên như loại lương, lương ròng hay gộp, lương cơ bản, ngày hiệu lực, các thông tin về phụ cấp, các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập…
6. Các cơ sở đăng ký học
- Đăng ký trực tuyến tại website: www.gec.edu.vn
- Cơ sở Quận 3: ĐC:Trường THCS COLETTE, số 10 Hồ Xuân Hương, P.6, Quận 3. ĐT: (08) 6659 2738
- Cơ sở Tân Bình: ĐC: Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, 544 CMT8, P.4, Q.Tân Bình. ĐT: (08) 2240 7947
- Cơ sở Bình Thạnh: ĐC: Trường THCS Trương Công Định, 131 Đinh Tiên Hoàng, P.3, Q. Bình Thạnh. ĐT: (08) 2260 6660
- Cơ sở Gò Vấp: ĐC: 52 Nguyễn Thái Sơn, phường 3, Q. Gò Vấp. ĐT: (08) 6675 6358
- Cơ sở Thủ Đức: ĐC: Văn phòng tuyển sinh và giới thiệu việc làm, 281A Võ Văn Ngân, P. Linh Chiểu, Q. Thủ Đức. ĐT: (08) 2214 2838
- Cơ sở Biên Hòa: ĐC: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, đường Lê Quý Đôn, P.Tân Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai. ĐT: (061) 651 3977
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét