Khi đất nước ta gia nhập vào các hiệp hội trong khu vực và trên Thế
Giới sẽ tạo ra nhiều điều kiện rõ ràng để thúc đẩy nên kinh tế nước ta, đưa sản
phẩm của nước ta hòa nhập vào thế giới, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, từ
đó nâng cao vị trí của đát nước trong khu vực. Tuy nhiên nước ta là một nước còn
non yếu, công nghệ sản xuất còn lạc hậu nên chất lượng sản phẩm chưa cao, khó có
thể cạnh tranh với các cường quốc mạnh và phát triển trên Thế Giới. Chính vì thế
đào tạo nguộn lực trẻ ngay bây giời là điều kiện tiên quyết để phát triển đất
nước sau này. Chương trình đào tạo
xuất nhập khẩu tốt có thể để thế hệ trẻ đẩy mạnh thị trường nước ta ra thế
giới. Sau đây chúng ta cùng phân tích thuận lợi và khó khăn khi nước ta bước vào
thị trường Thế Giới
1. Thuận lợi
- Nâng cao vị thế và tạo thế đứng vững chắc
trên trường quốc tế, có tiếng nói trong việc định hướng phát triển chung của nền
kinh tế thế giới thông qua những cuộc thương lượng và đàm phán, từ đó có điều
kiện bảo vệ các quyền lợi và thực hiện các nghĩa vụ theo hướng có lợi cho quốc
gia.
- Có điều kiện thúc đẩy tiến trình cải cách và cơ cấu lại nền kinh tế
linh hoạt và năng động hơn theo hướng nâng cao hiệu quả. Cụ thể là đẩy nhanh quá
trình cải cách khu vực doanh nghiệp Nhà nước nâng cao tính cạnh tranh của các
doanh nghiệp, xoá bỏ cơ chế còn mang tính bao cấp trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh, đầu tư và xuất nhập khẩu phát huy hơn nữa tiềm năng và thế mạnh của các
thành phần kinh tế.
- Có điều kiện khai thác nhiều tiềm năng thông qua việc
hợp tác đa dạng với nhiều đối tác để mở rộng và ổn định thị trường, tiếp cận
nguồn vốn quốc tế, tạo môi trường hấp dẫn để đẩy nhanh tiến độ thu hút đầu tư
nước ngoài, tiếp cận nhanh sự chuyển giao khoa học – công nghệ trên diện rộng và
tham gia tích cực vào việc phân công lao động quốc tế.
- Có điều kiện thực
hiện tốt các quan hệ đối ngoại, góp phần tích cực trong việc duy trì an ninh thế
giới, giữ vững và ổn định an ninh quốc gia để phát triển.
- Nâng cao khả năng
nắm bắt và vận dụng có hiệu quả các quy tắc ứng xử theo chuẩn mực quốc tế, góp
phần nhanh chóng đưa nền kinh tế của nước ta tiến lên phát triển ngang tầm quốc
tế.
2. Khó khăn- Thách thức lớn nhất là trình độ
phát triển kinh tế của nước ta còn thấp, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói
chung, của từng ngành và từng doanh nghiệp nói riêng còn yếu.
- Còn tồn tại
nhiều bất hợp lý trong cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế, trong việc phân bổ các
nguồn lực của nền kinh tế, trong việc vận dụng các chính sách, quy định, trong
việc quy hoạch chiến lược phát triển các ngành kinh tế.
- Việt Nam đi sau rất
nhiều nước trên đường phát triển. Cơ chế thị trường còn đang trong quá trình
hình thành, các khuôn khổ pháp lý còn chưa hoàn chỉnh, chưa phù hợp với thông lệ
và chuẩn mực quốc tế.
- Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu
là nông sản chưa qua chế biến. Đây là những mặt hàng giảm thuế chậm, trong khi
đó những mặt hàng công nghiệp, xuất nguyên liệu là những mặt hàng giảm thuế
nhanh lại là sản phẩm xuất khẩu của các nước AFTA khác và là sản phẩm nhập khẩu
của Việt Nam.
- Mở cửa kinh tế còn làm cho nền kinh tế trong nước dễ bị tác
động bởi sự biến động không thuận lợi diễn ra từ các nước khác.
- Các nước
ASEAN có những lợi thế tương đồng giống Việt Nam do vậy việc hợp tác thông qua
sự phân công lao động sẽ trở nên khó khăn phức tạp và mang tính cạnh tranh gay
gắt hơn.
- Sự hiểu biết về các tổ chức cần hội nhập còn rất hạn chế, đội ngũ
cán bộ còn thiếu lại bị hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ và kỹ năng hoạt động
đàm phán đa phương.
- Cạnh tranh gay gắt trong thu hút đầu tư nước ngoài,
nhất là trong điều kiện hiện nay, khi mà nhiều nước trong khu vực đã vực dậy sau
cơn khủng hoảng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét