Thứ Hai, 8 tháng 8, 2016

Tìm hiểu về kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết

Đối với chuyên ngành đào tạo kế toán thì được chia thành 2 vấn đề cơ bản là kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Mỗi lĩnh vực sẽ có chức năng và nhiệm vụ riêng với những mục đích khác nhau. Vì vậy chúng ta cần tìm hiểu rõ về 2 lĩnh vực kế toán này để có thể đạt hiệu quả cao trong khi làm việc. Sau đây trung tâm TVĐT Kinh Tế Toàn Cầu (GEC - website: www.gec.edu.vn) xin giới thiệu đến bạn về kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết để giúp các bạn phần nào biết về các lĩnh vực kế toán này.
 
1. Kế toán tổng hợp

- Công việc ghi chép số tiền của nghiệp vụ kế toán phát sinh vào các tài khoản kế toán cấp 1 (TK 111, 112, 331) để cung cấp thông tin về từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn trong quá trình hoạt động của đơn vị được gọi là kế toán tổng hợp. Như vậy, kế toán tổng hợp đã được trình bày cụ thể ở phần trên.
- Thực hiện kế toán tổng hợp mới cho phép thông tin về từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn, trong khi đó bản thân từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn bao gồm nhiều bộ phận có đặc điểm, tính chất và công dụng không giống nhau cấu thành nên. Hơn nữa kế toán tổng hợp chỉ sử dụng duy nhất thước đo bằng tiền, trong khi các loại tài sản, còn có thể biểu hiện dưới nhiều thước đo khác nhau. Ngoài ra còn có nhiều chi tiết khác gắn liền với từng loại tài sản, nguồn vốn được nắm chắc. Ví dụ như: đối với TSCĐ cần phải biết thêm về tính năng, tác dụng, công suất, thời gian sử dụng ....như vậy rõ ràng để có được các tài liệu chi tiết phản ánh những mặt đã nêu trên nhằm phục vụ một cách đầy đủ, cụ thể cho công tác quản lý, thì không thể dừng lại ở kế toán tổng hợp mà phải thực hiện đồng thời kế toán chi tiết.

2. Kế toán chi tiết
- Kế toán chi tiết là công việc phản ánh một cách chi tiết, tỉ mỉ từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn theo yêu cầu quản lý cụ thể của bản thân đơn vị.
- Kế toán chi tiết được thực hiện trên các tài khoản cấp II và các sổ (thẻ) chi tiết.
Tài khoản cấp 2: là một hình thức kế toán chi tiết, cho đối tượng, đã được phản ánh trên các tài khoản cấp l. Nó được Nhà nước qui định tên gọi và số hiệu cho từng ngành cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Ví dụ: TK ''Quỹ khen thưởng phúc lợi'' (353 được quy định có 4 tài khoản cấp 2:
+ Quỹ khen thưởng (3531)
+ Quỹ phúc lợi (3532)
+ Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ (3533)
+ Quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty (3534)
TK “Công cụ, dụng cụ” (153) được quy định có các tài khoản cấp 2 như:
+ Công cụ, dụng cụ (1531)
+ Bao bì luân chuyển (1532)
+ Đồ dùng cho thuê (1533)
+ Thiết bị, phụ tùng thay thế (1534)
- TK cấp 2 chỉ là một bộ phận của một tài khoản cấp 1 nào đó, nên về kết cấu và nguyên tắc ghi chép thì hoàn toàn giống nhau như tài khoản cấp 1.
- Việc phản ánh trên các tài khoản cấp 2 phải được tiến hành đồng thời việc phản ánh trên các tài khoản 1 và cũng chỉ dùng thước đo bằng tiền.
Ví dụ: Tại một doanh nghiệp vào đầu ngày 01/1/2015 có số dư trên tài khoản “công cụ, dụng cụ” là 300.000đ. Trong đó dụng cụ nhỏ là 200.000đ, bao bì luân chuyển là 100.000đ. Trong tháng 1/2015 có phát sinh 2 nghiệp vụ sau:
+ Nghiệp vụ 1: Dùng TGNH mua 80.000đ dụng cụ nhỏ và 50.000đ bao bì luân chuyển
+ Nghiệp vụ 2: xuất dùng cho bộ phận bán hàng 100.000đ dụng cụ nhỏ và 70.000đ bao bì luân chuyển.


Với khóa học kế toán doanh nghiệp của Trung tâm GEC các bạn sẽ được giảng viên phân tích rõ hơn về kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, cũng như công việc và trách nhiệm của từng loại, Ngoài ra, các bạn còn được học nhiều hơn để có thế làm tốt về công việc của một kế toán trong doanh nghiệp. HÃY ĐẾN VỚI TRUNG TÂM GEC VÀ THỬ NGHIỆM ĐIỀU ĐÓ!!!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét