1. Tổng quan về khái niệm kế toàn
- Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kế toán. Tuy nhiên cần nhận thức rằng kế toán là vừa là một môn khoa học vừa là một nghề nghiệp quản lý nên để hiểu kế toán là gì cần phải gắn liền với đặc điểm này.
- Là một môn khoa học thì kế toán là một hệ thống thông tin thực hiện việc phản ánh và giám đốc mọi diễn biến của quá trình hoạt động thực tế liên quan đến lĩnh vực kinh tế - tài chính của một tổ chức cụ thể ( doanh nghiệp, trường học, …) thông qua một số phương pháp riêng biệt được sử dụng để thu thập, xử lý, tổng hợp và cung cấp thông tin.
- Là nghề nghiệp thì kế toán đó là công việc tính toán và ghi chép bằng con số của mọi hiện tượng kinh tế tài chính phát sinh trong đơn vị để cung cấp một cách toàn diện và nhanh chóng các thông tin về tình hình và kết quả hoạt động của đơn vị, tình hình sử dụng vốn của đơn vị thông qua 3 thước đo: tiền, hiện vật và thời gian lao động, trong đó tiền là thước đo chủ yếu.
Để hiểu một cách cụ thể hơn, có thể phân tích trên các mặt sau:
+ Về hình thức: kế toán là việc tính toán và ghi chép bằng con số mọi hiện tượng kinh tế - tài chính phát sinh trong đơn vị vào các loại chứng từ sổ sách có liên quan và qua đó lập ra được các báo cáo kế toán cần thiết
+ Về nội dung: kế toán là việc cung cấp thông tin về toàn bộ diễn biến thực tế trong quá trình hoạt động của đơn vị để phục vụ cho yêu cầu kiểm soát, đánh giá và ra các quyết định kinh tế.
+ Về trạng thái phản ánh: kế toán phải phản ánh cả hai trạng thái tĩnh và động nhưng động là trạng thái thường xuyên và chủ yếu.
- Trong điều 4 của Luật kế toán thì kế toán được định nghĩa như sau: “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”.
2. Phân loại kế toán
- Theo tính chất và đối tượng sử dụng thông tin, kế toán được phân thành 2 loại: Kế toán tài chính và kế toán quản trị:
a. Những điểm giống nhau+ Cả hai đều có liên hệ với hệ thống thông tin kế toán, kế toán quản trị sử dụng số liệu ghi chép hàng ngày của kế toán tài chính nhưng có phân tích.
+ Cả hai đều liên quan đến trách nhiệm và việc quản lý doanh nghiệp, kế toán tài chính liên quan đến hoạt động toàn đơn vị, kế toán quản trị liên quan đến quản lý về trách nhiệm của từng bộ phận trong đơn vị.
b. Những điểm khác nhau
Chỉ tiêu | Kế toán tài chính | Kế toán quản trị |
Đối tượng cung cấp thông tin | Trong, ngoài doanh nghiệp, chủ yếu là cá nhân, tổ chức ngoài doanh nghiệp | Trong nội bộ doanh nghiệp – nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp |
Đặc điểm thông tin |
- Lịch sử - Tiền tệ - Chính xác - Toàn bộ tổ chức - Tuân thủ nguyên tắc chuẩn mực kế toán - Khách quan, thẩm tra được |
- Tương lai
- Tiền tệ và phi tiền tệ - Ít chú trọng chính xác - Từng bộ phận - Không tuân thủ nguyên tắc chuẩn mực kế toán - Linh động và thích hợp |
Kỳ báo cáo | Định kỳ: tháng, quý, năm | Thường xuyên, khi có nhu cầu |
Quan hệ với các lĩnh vực chuyên môn | Ít quan hệ nhiều với các lĩnh vực chuyên môn khác | Quan hệ nhiều với các lĩnh vực chuyên môn khác |
Pháp định | Pháp luật bắt buộc phải thực hiện | Pháp luật không bắt buộc thực hiện |
+ Kế toán quản trị là việc sử dụng số liệu của kế toán tài chính để soạn thảo các phúc trình với mục đích hoạch định và kiểm soát,…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét