Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

Những định hướng chức năng và yêu cầu của nhà quản trị Marketing

Mỗi mọi doanh nghiệp khi kinh doanh đều phải có một bộ phận marketing với mục đích phân tích khách hàng, các hoạt động mua và bán, công tác kế hoạch về sản phẩm và dịch vụ, vấn đề định giá, phân phối; công tác nghiên cứu Marketing, phân tích những cơ hội và trách nhiệm của xã hội...Xây dựng viễn cảnh của thị trường trong tương lai, với những xu hướng trong tiêu dùng cũng như thị trường cung ứng, những xu hướng tiêu dùng mới phát sinh và những xu hướng nào sẽ là thống trị, xu hướng trong tâm lý người tiêu dùng và những ảnh hưởng khác của môi trường. Với nhiều mục đích như vậy nên đây là vấn đề hết sức quan trọng mà phần lơn người làm và học quản trị kinh doanh đều rất quan tâm. Sau đây trung tâm TVĐT Kinh Tế Toàn Cầu (GEC - website: www.gec.edu.vn) sẽ cùng các bạn phân tích về các đánh giá cũng như chức năng của marketing.

1. Là một nhà chiến lược Marketing các bạn cần định hướng những điều này:

Hoạt động Marketing đòi hỏi những chi phí cho nhân sự, chi phí cho các hoạt động, và nói tóm lại nó lấy đi một phần nguồn lực. Vậy nó đã đem lại những gì?
+ Lợi ích đem lại của mỗi sản phẩm, mỗi thị trường, mỗi kênh phân phối sẽ nhiều hơn.
+ Liệu hình thức Marketing hiện tại có hiệu quả chưa? có cần những thay đổi cần thiết nào không?
+ Sự lý giải về hiện tượng tăng lên hay giảm xuống của hàng hoá trên các thị trường có thuyết phục hay không?
+ Đối thủ cạnh tranh thu được những kết quả như thế nào? Họ phản ứng như thế nào trước hiệu quả (hoặc kém hiệu quả) trong công tác Marketing của chúng ta?
+ Liệu doanh nghiệp có nên xâm nhập vào thị trường mới hay không? Hay trở lại trạng thái trước đây hay tìm một sự dung hoà giữa cả hai? Xác định rõ doanh nghiệp đang ở vị trí nào?
+ Hoạt động Marketing liệu có cần thiết đến như vậy không? với chi phí như vậy liệu có đắt đỏ không? Chúng ta nên cắt bỏ những khoản chi phí cho công tác Marketing bán hàng như thế nào?

2. Chức năng của Marketing+ Doanh nghiệp cần xác định mở rộng (thu hẹp) dây chuyền hiện có hơn hay xây mới dây chuyền sản xuất (rút lui khỏi hiện tại).
+ Xác định những sản phẩm nào doanh nghiệp cần bổ sung vào danh mục sản phẩm và những sản phẩm nào nên loại ra khỏi danh mục sản phẩm của doanh nghiệp. Sàng lọc danh sách những sản phẩm của doanh nghiệp.
+ Đánh giá nhận thức của khách hàng đối với những sản phẩm của bản hãng và của các đối thủ cạnh tranh có trên thị trường. Xác định được tâm lý của khách hàng đối với những sản phẩm thay thế, những nhãn mác, bao bì của sản phẩm, chất lượng của sản phẩm...

3. Những yêu cầu mà một nhà quản trị marketing cần có- Nhà quản trị Marketing cần phải có những hiểu biết về những vấn đề như định giá, các chính sách, các chiến lược quản trị kinh doanh được vận dụng tại doanh nghiệp trong từng thời điểm.
- Sự hiểu biết của nhà quản lý về sự co giãn của cầu về giá, những tác động của đường cong kinh nghiệm và tác động của giá và chính sách của các đối thủ cạnh tranh đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Để cho người tiêu dùng hài lòng về những sản phẩm và dịch vụ của mình. Những người makerting cần: Giới thiệu một cách tường tận, tổ chức những chương trình hướng dẫn tiêu dùng, thực hiện quảng cáo, tuyên truyền thông qua các cơ quan chức năng.
- Xác định rõ những chính sách về giá phù hợp với nhu cầu, các nhà phân phối, các bạn hàng lớn, các nhà cung ứng và phù hợp với những qui định của chính phủ.
- Xác định rõ mục tiêu và chiến lược áp dụng trong chiến lược hàng hoá, và phải tương xứng với tiềm năng của doanh nghiệp và của nhu cầu thị trường.
- Lựa chọn đúng kênh phân phối phù hợp: Nhà phân phối lớn, bạn hàng lớn, các cửa hàng đại diện, các nhà buôn, các đại lý; và phải xác định rõ hiệu quả của chúng, kênh nào có hiệu nhất. Sắp xếp thứ tự ưu tiên các kênh phân phối phải hợp lý, hiệu quả; nếu chưa phù hợp thì phải thay đổi.
- Xác định hiệu quả của hoạt động quảng cáo, công chúng có phản ứng như thế nào, họ đánh giá tích cực hay tiêu cực, doanh nghiệp cần phân tích kỹ lưỡng những phản ứng của khách hàng sau mỗi chương trình (đợt) quảng cáo. Tính toán chi phí cho các hoạt động quảng cáo, tăng hoặc giảm số lượng nhân viên quảng cáo. Xác định được số lượng hàng hoá tăng lên hay giảm xuống sau mỗi đợt quảng cáo, giảm giá, khuyến mại...
- Xác định rõ chi phí dàng cho công tác Marketing trong doanh nghiệp, nó phải tương xứng với chi phí cho các bộ phận khác.
- Việc giao tiếp của nhân viên với khách hàng phải tốt, để gây được thiện cảm của khách hàng. Phong cách phục vụ tận tình, luôn hướng vào khách hàng (có thể mặc đồng phục). Xác định rõ trình độ năng lực và mức độ hoàn thành công việc của đội ngũ nhân viên so với lực lượng của đối thủ cạnh tranh.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét