Thứ Hai, 26 tháng 6, 2017

Ý nghĩ quan trọng của chuẩn mực kế toán kiểm toán

Trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu như hiện nay, Hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán không những là cần thiết trong phạm vi mỗi quốc gia, cho từng lĩnh vực công việc kế toán, kiểm toán và cho từng đơn vị, tổ chức kế toán, kiểm toán mà còn trở nên rất cần thiết trên phạm vi quốc tế. Hiện nay, hầu hết các quốc gia đều thiết lập cho mình hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán. Bên cạnh đó, ở phạm vi quốc tế, cũng xuất hiện và tồn tại một hệ thống các chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế, đó là do sự đòi hỏi tất yếu của quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Cùng với quá trình hình thành và phát triển của nền kinh tế cũng như sự phát triển của hoạt động kế toán, kiểm toán, hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán của các quốc gia và quốc tế ngày càng có nhiều mối quan hệ tác động qua lại và đa chiều.
Chuẩn mực kế toán, kiểm toán là những văn bản được xây dựng dựa trên cơ sở nguồn là Luật kế toán, Luật kiểm toán của từng quốc gia và Chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế. Chuẩn mực kế toán, kiểm toán đưa ra những nguyên tắc cơ bản và các quy định có tính nguyên tắc, mực thước về phương pháp kỹ thuật chủ yếu trong kế toán, kiểm toán, những hướng dẫn về thể thức áp dụng các nguyên tắc và phương pháp cơ bản đó trong quá trình kế toán, kiểm toán. Để hướng dẫn chi tiết hơn về các chuẩn mực có thông tư của Bộ tài chính...

Thứ Bảy, 10 tháng 6, 2017

Tìm hiểu về lợi ích của học quản trị nhân sự

Quản trị nhân sự đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển chung của công ty.  Bộ mặt của công ty không đơn thuần chỉ phụ thuộc vào máy móc, quy mô hoạt động của công ty mà phụ thuộc rất nhiều vào người Quản lý nhân sự. Nhân viên,công nhân công ty đó có vui vẻ, năng động, nhiệt tình,phấn khởi hay không chính là kết quả của phương thức quản lý của Nhà quản lý nhân sự. Bầu không khí sinh hoạt trong công ty cũng sẽ quyết định sự thành công của mỗi nhân viên và của Người quản lý nhân sự.
Nhưng thực trạng hiện nay ở các trường đại học, cao đẳng hiện chỉ có một số môn học liên quan đến lĩnh vực quản lý nhân sự. Do không được đào tạo bài bản nên nguồn lao động quản trị nhân sự trên thị trường chủ yếu hình thành và phát triển tự phát. Họ tự học nghề và tích lũy kinh nghiệm là chính nên chưa đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng.

Với khóa học quản trị nhân sự cấp tốc, trong thời gian đào tạo 2 tháng các bạn sẽ đáp ứng được hầu hết các yêu cầu của nhà tuyển dụng cũng như giúp công ty phát triển nguồn nhân sự một các hiệu quả nhất.

Thứ Tư, 7 tháng 6, 2017

Phương pháp và nội dung học kế toán hiệu quả

Môn Kế Toán có đặc trưng riêng của nó nên muốn " thuần phục " được cũng cần có phương pháp .Và để có thể trở thành những kế toán làm việc một cách chuyên nghiệp, hiệu quả, có mức lương khá thì trước hết bạn cần chuẩn bị cho mình ngay từ lúc bạn chuẩn bị bước vào nghề kế toán . Bạn là một sinh viên chuyên ngành kế toán , hay là một người đam mê nghề kế toán, nhưng phải học thế nào mới hiệu quả, phương pháp học lý thuyết ra sao, phương pháp học thực hành thế nào? Sau đây Trung tâm TVĐT Kinh Tế Toàn Cầu xin giới thiệu cho bạn  những mẹo học kế toán hiệu quả, để bạn có thể từ đó tìm ra cho mình được phương pháp học kế toán nhanh nhất và tốt nhất nhé, nhằm phục vụ cho công việc của bạn được tốt hơn.
Để học tốt kế toán, bạn phải là người yêu thích nghề kế toán tài chính, bạn thật sự yêu thích công việc này thì bạn mới có sự đam mê trong học tập. Đây là động lực thúc đẩy bạn hăng hái hơn, học kế toán có hiệu quả hơn.

Nội dung cần thiết khi học kế toán ngắn hạn
- Kế toán đại cương:
Bản chất,đối tượng, chức năng và phương pháp hạch toán kế toán; Tổng hợp và cân đối kế toán; Tài khoản – đối ứng tài khoản; Đánh giá các đối tượng kế toán; Chứng từ kế toán và kiểm kê; Sổ kế toán và hình thức kế toán.
- Kế toán tài chính doanh nghiệp: Tổng quan về kế toán và tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp; Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương; Kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ; Kế toán tài sản cố định; Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế; Kế toán tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa và chi phí hoạt động; Kế toán thuế, xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận; Thực hành trên sổ sách, chứng từ thực tế của doanh nghiệp đang hoạt động.
- Báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh;  Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính.
- Khai báo thuế: Giới thiệu các luật thuế trong doanh nghiệp; Hướng dẫn thực hành lập tờ khai thuế giá trị gia tăng; Hướng dẫn thực hành lập tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân; Học viên được học trên bộ chứng từ thực.

 Phương pháp hiệu quả cho những bạn học kế toán.
+ Học thực hành

- Nắm vững được các kỹ năng cơ bản, ôn kỹ lý thuyết .
- Nắm vững hệ thống tài khoản kế toán , phương pháp hạch toán các loại tài khoản đó trong doanh nghiệp.
- Phải biết thiết lập các sơ đồ kế toán
- Các công thức tính toán các bạn phải nắm vững
- Thành thạo tin học văn phòng như (Acess, Excell, Word)
- Bạn cần am hiểu những phần mềm kế toán chuyên ngành để công việc được thuận lợi hơn.
+ Học lý thuyết
- Thường xuyên cập nhật các thông tư nghị định mới về luật thuế và luật kế toán ( để không mắc phải các sai phạm )
- Học tập cách xử lý tình huống thực tế, kế toán luôn gắn liền với những kiến thức thực tiễn, bạn buộc phải học kỹ năng này để có thể làm được việc.
- Luôn lắng nghe và học hỏi bởi vì kiến thức là luôn bao la và rộng lớn, nếu như không học hỏi những người đi trước và giảng viên, những người có kinh nghiệm thì bạn sẽ không bao giờ tiến bộ được.
- Trau dồi ngoại ngữ. Đây là điều rất thuận lợi cho sự nghiệp sau này của bạn. Bởi vì trong xu thế phát triển của nền kinh tế hội nhập như hiện nay, ngành tài chính – kế toán cũng như tất cả những ngành khác đều đòi hỏi người nhân viên phải biết ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh để có thể đọc hiểu các tài liệu chuyên ngành, nâng cao khả năng chuyên môn.
+ Học kỹ năng
- Học viên cần trang bị và học các kỹ năng để phát triển và hoàn thiện các kỹ năng nghề nghiệp, gồm kỹ năng viết và giao tiếp trong kinh doanh, kỹ năng đàm phán, thuyết trình, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng lãnh đạo và các giá trị đạo đức nghề nghiệp.
- Học viên cũng cần được trang bị kỹ năng phân tích tình huống, tiếp cận, phân tích, xử lý một cách độc lập các vấn đề như tài chính, kế toán, marketing, nhân sự... trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc các lĩnh vực liên quan đến quản trị kinh doanh.
- Bạn cũng cần học các kỹ năng Mở sổ sách, thiết lập chứng từ, định khoản đúng, vào sổ, lưu chứng từ, lập các Báo cáo Thuế hàng tháng, Báo cáo Thuế thu nhập quý, Báo cáo Tài chính và Quyết toán Thuế cuối năm.

Ghi danh trực tiếp:
Trung Tâm Tư Vấn Đào Tạo Kinh Tế Toàn Cầu - GEC - Website: www.gec.edu.vn
- Cơ sở Quận 3: ĐC:Trường THCS COLETTE, số 10 Hồ Xuân Hương, P.6, Quận 3. ĐT: (08) 6659 2738
- Cơ sở Tân Bình: ĐC: Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, 544 CMT8, P.4, Q.Tân Bình. ĐT: (08) 2240 7947
- Cơ sở Bình Thạnh: Trường THPT Võ Thị Sáu, 95 Đinh Tiên Hoàng, phường 3, Q. Bình Thạnh. ĐT: (08) 2260 6660
- Cơ sở Gò Vấp: ĐC: 52 Nguyễn Thái Sơn, phường 3, Q. Gò Vấp. ĐT: (08) 6675 6358
- Cơ sở Thủ Đức: ĐC: Văn phòng tuyển sinh và giới thiệu việc làm, 281A Võ Văn Ngân, P. Linh Chiểu, Q. Thủ Đức. ĐT: (08) 2214 2838
- Cơ sở Biên Hòa: ĐC: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, đường Lê Quý Đôn, P.Tân Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai. ĐT: (061) 651 3977


Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán

Hiên nay tại các doanh nghiệp, vì khối lượng công việc lớn nên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán để quản lý tài chính, tài sản có ý nghĩa quan trọng. Ngoài việc đảm bảo tính kịp thời, thống nhất ứng dụng CNTT còn giúp cho các kế toán viên có quy trình và nắm bắt các số liệu về tài chính, tài sản của các đơn vị trong ngành một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất.
Tuy nhiên, do nhu cầu áp dụng chưa rông rãi ở nước ta nên việc hòa nhập để bắt tay vào làm việc không phải làm chuyện đơn giản cho những người đang làm công tác kế toán truyền thồng, do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan sau: