Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016

Một số điều cần biết về kế toán trưởng

Kế toán là công cụ quản lý kinh tế, tài chính cần thiết cho bất cứ chế độ kinh tế – xã hội nào. Quy mô hoạt động kinh tế càng lớn, sản xuất, xã hội càng phát triển thì nội dung công tác kế toán càng mở rộng vị trí, vai trò của kế toán càng được nâng cao, trách nhiệm, quyền hạn của mọi người đứng đầu bộ máy kế toán là Kế toán trưởng ngày càng quan trọng.

Nếu bạn là một kế toán trưởng thì điều trước tiên thì bạn nên làm gì? Trước mắt thì bạn phải có một phong cách quản lý, điều hành thật tốt, chuyên môn cao và am hiểu nhiều lĩnh vực mới được sự nể phục của tất cả những nhân viến dưới cấp. Vì vậy bạn phải không nâng cao kiến thức cho chính mình qua các khóa đào tạo kế toán trưởng ngắn hạn ở những trung tâm uy tín. Và một trong những trung tâm uy tín, chất lượng hàng đầu tại TP.HCM là Trung tâm TVĐT Kinh Tế Toàn Cầu với kinh nghiệm đào tạo hơn 10 năm trong lĩnh vực này. Với chương trình đào tạo và sự giám sát của Bộ Tài Chính vàTrường ĐH Kinh Tế TP.HCM, nên khi kết thúc khóa đào tạo kế toán trưởng các bạn sẽ được cấp chứng chỉ của Bộ Tài Chính.


1. Muốn làm kế toán trưởng cần những điều kiện gì?
- Có chuyên môn, nghiệp vụ kế toán từ bậc trung cấp trở lên
- Thời gian làm công tác kế toán thực tế phải ít nhất 2 năm đối với những người có trình độ kế toán từ bậc Đại Học trở lên, và thời gian làm kế toán thực tế từ 3 năm trở lên đối với những người có trình độ kế toán từ bậc cao đẳng, trung cấp.
- Phải có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng của Bộ Tài Chính hoặc thấp hơn là của các trường Đại Học.
- Ngoài ra để làm kế toán trưởng bạn phải am hiểu nhiều chuyên này trong kế toán như: kế toán thuế, kế toán doanh nghiệp, kế toán quản trị,...

2. Để làm kế toán trưởng bạn phải biết về trách nhiệm và quyền hạn của mình
a. Trách nhiệm
- Tổ chức và điều hành hệ thống kế toán của doanh nghiệp.
- Tiến hành ghi chép, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động của công ty.
- Thiết lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán, thống kê và quyết toán theo qui định của Nhà nước và Điều lệ Công ty.
- Hoạch định, tổ chức, kiểm tra, duy trì và đổi mới theo hướng hiệu quả các nghiệp vụ kế toán quản trị.
- Tổ chức phổ biến và hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ, thể lệ tài chánh. Kiểm tra việc bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán.
- Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo kế toán nhằm nâng cao trình độ, xây dựng đội ngũ kế toán viên của Công ty.
- Thực hiện quản lý hoạt động ngân sách của doanh nghiệp để Hoạch định và đưa ra những quyết định tài chánh ngắn hạn.
b. Quyền hạn
- Đưa ý kiến với người đại diện về đề nghị tuyển dụng, thuyên chuyển, nâng cấp bậc, khen thưởng, kỷ luật kế toán viên, thủ kho, thủ quỹ của Công ty theo qui chế lao động và lương của Công ty .
- Có quyền yêu cầu đến các bộ phận liên quan trong đơn vị kế toán cung cấp đầy đủ kịp thời những tài liệu cần thiết cho công việc kiểm tra, kiểm soát của Kế toán trưởng.
- Các báo cáo kế toán, báo cáo thống kê, các chứng từ tín dụng và các tài liệu liên quan đến việc thanh toán đều phải có chữ ký của Kế toán Trưởng mới có giá trị pháp lý.
- Khi phát hiện việc vi phạm pháp lệnh kế toán - thống kê được quyền báo cáo trực tiếp Ban giám đốc. Trường hợp không được Ban giám đốc xử lý thoả đáng có quyền báo cáo HĐQT.

3. Mối quan hệ của kế toán trưởng với những bộ phận khác
- Tham mưu cho Ban Giám đốc (trực tiếp là Giám đốc tài chánh) trong công tác hoạch định chiến lược về tài chánh, trong việc phân tích tình hình kinh tế - tài chánh của Công ty và kiểm tra kiểm soát Ngân sách doanh nghiệp.
- Nhận thông tin về tình hình Tài chánh doanh nghiệp thông qua Trưởng Phòng Tài vụ và tạo mối liên hệ mật thiết, hỗ trợ giữa hai chức năng : kế toán và tài vụ.
- Nhận thông tin cũng như cung cấp thông tin cho cấp Trưởng phòng ban, Phụ trách cơ sở hoặc các cơ quan liên hệ một cách kịp thời và cẩn trọng trên cơ sở được sự đồng ý của Ban Giám đốc.
- Hàng tháng kế toán trưởng phải làm việc trực tiếp với các cơ quan nhà nước qua các bản báo cáo thuế, cũng như những đối tác kinh doanh với những công ty khác.
- Với những mối liên quan với những bộ phận khác nên là một kế toán trưởng bạn phải tạo mối quan hệ rộng với những bộ phận khác, để tạo được sự phối hợp tích cực với họ, nhằm làm cho công tác kế toán trở nên dễ dàng và nhẹ nhàng hơn.

 Nguồn: http://gec.edu.vn/ke-toan-truong.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét