Tài chính doanh nghiệp ra đời và tồn tại trong những điều kiện kinh
tế xã hội, lịch sử nhất định khi mà ở đó xuất hiện nền sản xuất hàng hóa – tiền
tệ và xuất hiện Nhà nước, từ đó hình thành nên nguồn thu nhập nhất định trong
doanh nghiệp, tài chính doanh nghiệp là lĩnh vực nắm giữ nguồn tiền tệ của doanh
nghiệp, vạch ra phương hướng và phương pháp sử dụng nguồn vốn hiệu quả nhất,
nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp mình. Sau đây Trung tâm TVĐT
Kinh Tế Toàn Cầu (GEC - website: gec.edu.vn) sẽ giới thiệu cho các bạn một vài
diều cần biết về tài chính doanh nghiệp. Nếu các bạn thấy yêu thích và muốn tìm
hiểu rõ hơn hay muốn làm việc trong lĩnh vực tài chính này, có thể tham gia vào
khóa học
tài chính ngân hàng - doanh nghiệp tại trung tâm.
1. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp- Tài chính doanh
nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các
nguồn lực tài chính, được thể hiện thông qua quá trình huy động và sử dụng các
nguồn tài chính, quỹ tiền tệ nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp để đạt được mục tiêu nhất định.
2. Đặc điểm của tài chính doanh nghiệp- Hoạt động của
tài chính doanh nghiệp luôn gắn liền và phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Hoạt động của tài chính doanh nghiệp bị chi phối
bởi tính chất sở hữu vốn trong mỗi doanh nghiệp.
- Hoạt động của tài chính
doanh nghiệp luôn bị chi phối bởi mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp.
3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp- Tài chính doanh
nghiệp đảm bảo huy động đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp: Vai trò này thể hiện qua việc lựa chọn phương pháp, hình thức huy
động vốn thích hợp đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp được nhịp
nhàng, liên tục với chi phí huy động vốn thấp nhất.
- Tài chính doanh nghiệp
tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả: Vai trò này thể hiện qua việc đánh
giá, lựa chọn dự án đầu tư tối ưu, bố trí cơ cấu vốn hợp lý, sử dụng các biện
pháp để tăng nhanh vòng quay vốn nhằm tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn, tối đa
hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Tài chính doanh nghiệp là đòn bẩy kích
thích và điều tiết kinh doanh: Vai trò này thể hiện qua việc tạo ra sức mua hợp
lý để thu hút vốn đầu tư, lao động, vật tư, dịch vụ. Đồng thời xác định giá bán
hợp lý khi tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ và thông qua hoạt động phân phối
thu nhập của doanh nghiệp, phân phối quỹ khen thưởng, quỹ lương, thực hiện các
hợp đồng kinh tế.
- Tài chính doanh nghiệp giám sát, kiểm tra chặt chẽ hoạt
động kinh doanh: Thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính như: chỉ tiêu về
kết cấu tài sản, chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu về hoạt động, chỉ
tiêu khả năng sinh lời.. cho phép các doanh nghiệp có căn cứ quan trọng để đề ra
kịp thời các giải pháp tố ưu làm lành mạnh tình hình tài chính của doanh nghiệp,
cụ thể: Đảm bảo cung ứng đủ vốn cho quá trình kinh doanh; Sử dụng vốn có hiệu
quả; Giảm thấp chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm; Nâng cao tỷ suất lợi
nhuận của doanh nghiệp.
Tóm lại, doanh nghiệp bằng những chỉ tiêu tài chính,
phát hiện kịp thời những vướng mắc tồn tại từ đó có những quyết định điều chỉnh
nhằm đạt tới mục tiêu đã định.
4. Chức năng của tài chính doanh nghiệp- Xác định và tổ
chức các nguồn vốn nhằm bảo đảm nhu cầu sử dụng vốn cho quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp
- Chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp diễn
ra trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhưng được biểu hiện tập
trung ở việc phân phối thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp.
- Một doanh
nghiệp khi bỏ vốn và sử dụng vốn đều mong muốn thu được hiệu quả cao, ngoài việc
bảo tồn vốn còn phải sinh lời vì vậy phải tiến hành kiểm tra giám sát mục đích
sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn,… đây chính là chức năng giám đốc của tài
chính doanh nghiệp.
- Ba chức năng trên có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với
nhau. Chức năng tạo vốn và phân phối được tiến hành đồng thời qua quá trình thực
hiện chức năng giám đốc. Chức năng giám đốc thực hiện tốt là cơ sở quan trọng
cho những định hướng phân phối tài chính đúng đắn, đảm bảo các tỷ lệ phù hợp với
quy mô sản xuất, phương hướng sản xuất, tạo điều kiện cho sản xuất được tiến
hành liên tục.
Và trên đây là những điều cơ bản để các bạn có thể hiểu rõ hơn về tầm
quan trọng của tài chính doanh nghiệp, và có thể nói cách khác là tài chính
doanh nghiệp và một phần không thể thiếu trong bộ máy kế toán nên các bạn học
kế toán cũng cần tìm hiểu kỹ về lĩnh vực này nhằm giúp doanh nghiệp của mình
phát triển khi đưa ra những định hướng trong tương lai hợp lý.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét