Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

Ý nghĩ quan trọng của chuẩn mực kế toán ở Việt Nam

Với mục tiêu không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp học tập của sinh viên, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo kế toán, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế phát triển và hội nhập, Trung tâm TVĐT Kinh Tế Toàn Cầu (GEC - website: gec.edu.vn) đã triển khai nhiều biện pháp thiết thực, áp dụng những phương pháp đào tạo thực tế. Nhằm mục đích nâng cao hơn nữa chất lượng học tập các môn học kế toán cho học viên. Nhưng hiện nay chuẩn mực kế toán ở Việt Nam có rất nhiều ý nghĩa quan trọng và giúp bạn rất nhiều để bạn hành nghề kế toán, sau đây trung tâm sẽ nói về một vài ý nghĩa quan trọng về chuẩn mục kế toán kiểm toán Việt Nam nhằm giúp học viên hiểu rõ hơn về sự cần thiết, phương pháp nghiên cứu của các chuẩn mực kế toán, kiểm toán ngay trong quá trình học tập các môn học kế toán, cũng như trao đổi về nội dung cụ thể của từng chuẩn mực kế toán, kiểm toán, tạo tiền đề cho việc phát triển nghề nghiệp trong tương lai, giữ vững và phát huy truyền thống và uy tín của ngành kế toán.

Chuẩn mực kế toán, kiểm toán có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kế toán, kiểm toán trên 3 khía cạnh sau:- Trước hết, chuẩn mực kế toán, kiểm toán là những nguyên tắc và chỉ dẫn cho kế toán, kiểm toán viên để tổ chức công việc kế toán, kiểm toán đạt chất lượng và hiệu quả. Với ý nghĩa này, chuẩn mực kế toán, kiểm toán vừa có tính bắt buộc, vừa có tính hỗ trợ, hướng dẫn cho người làm công tác kế toán, kiểm toán.
- Thứ hai, chuẩn mực kế toán, kiểm toán được sử dụng làm thước đo chung để đánh giá chất lượng công việc mà kế toán, kiểm toán viên đã thực hiện trong quá trình thực hiện công việc kế toán, kiểm toán.
- Thứ ba, chuẩn mực kế toán, kiểm toán là căn cứ để các bên có liên quan phối hợp thực hiện trong quá trình thực hiện công việc kế toán, kiểm toán, xử lý các tranh chấp, kiện tụng về  quá trình và kết quả của kế toán, kiểm toán...
      
Hệ thống chuẩn mực kế toán được ban hành thường không phải quy định chung cho mọi loại hình đơn vị kế toán mà có sự phân loại chi tiết hơn cho các loại hình đơn vị, bao gồm chuẩn mực kế toán doanh nghiệp và chuẩn mực kế toán công. Trong từng hệ thống chuẩn mực này lại có những chuẩn mực  kế toán đặc thù quy định riêng cho loại hình hoạt động kinh doanh có tính khác biệt, ví dụ trong hệ thống chuẩn mực kế toán doanh nghiệp, liên quan đến doanh thu có chuẩn mực kế toán số 14 quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác trong doanh nghiệp đối với hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ, còn chuẩn mực kế toán số 15 quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu hợp đồng xây dựng...

Trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu như hiện nay, Hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán không những là cần thiết trong phạm vi mỗi quốc gia, cho từng lĩnh vực công việc kế toán, kiểm toán và cho từng đơn vị, tổ chức kế toán, kiểm toán mà còn trở nên rất cần thiết trên phạm vi quốc tế. Hiện nay, hầu hết các quốc gia đều thiết lập cho mình hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán. Bên cạnh đó, ở phạm vi quốc tế, cũng xuất hiện và tồn tại một hệ thống các chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế, đó là do sự đòi hỏi tất yếu của quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Cùng với quá trình hình thành và phát triển của nền kinh tế cũng như sự phát triển của hoạt động kế toán, kiểm toán, hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán của các quốc gia và quốc tế ngày càng có nhiều mối quan hệ tác động qua lại và đa chiều.

2 nhận xét: