Thuế tài nguyên là một trong những công cụ tài chính, thể hiện vai
trò sở hữu nhà nước đối với tài nguyên quốc gia và thực hiện chức năng quản lý
nhà nước đối với hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên của các tổ chức, cá
nhân. Quá trình thực hiện Pháp lệnh thuế tài nguyên đã góp phần bảo vệ, khai
thác, sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và
bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, để khai thác, sử dụng nguồn
tài nguyên hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
trong thời gian tới, Các bạn cần am hiểu về luật thuế này để tránh trường hợp
sai sót, trong quá trình thực hiện khai
bao thue tài nguyên. Sau đây Trung tâm TVĐT Kinh Tế Toàn Cầu xin giới thiệu
cho các bạn về thuế tài nguyên và phương pháp khai báo thuế hợp lý
1. Khái niệm: Thuế tài nguyên là sắc thuế đánh vào người
khai thác, thu mua tài nguyên thiên nhiện theo quy định.
2. Đặc điểm
- Là sắc thuế đánh vào tài nguyên thiên
nhiên nên đối tượng chịu thuế hẹp;
- Chỉ đánh vào người có hoạt động khai
thác hoặc thu mua tài nguyên;
- Đối tượng đánh thuế hẹp; số thu không
lớn
- Mục đích để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và tạo nguồn lực tái tạo lại
tài nguyên.
3. Vai trò
- Là nguồn thu cho NSNN
- Góp phần bảo vệ
nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước, bảo vệ môi trường, hạn chế khai thác
ồ ạt, phá hủy tài nguyên thiên nhiên.
- Là công cụ bảo vệ tài nguyên đất
nước.
4. Đối tượng nộp thuế: Các tổ chức, cá nhân có khai thác,
thu mua tài nguyên thiên nhiên theo quy định.
5. Đối tượng chịu thuế
- Khái niệm: Đối tượng chịu thuế
tài nguyên theo quy định là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền,
hải đảo, nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ
quyền và quyền tài phán của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Cụ thể
bao gồm: Khoáng sản kim loại; Khoáng sản không kim loại; Sản phẩm của rừng tự
nhiên; Thuỷ sản tự nhiên; Nước thiên nhiên; Tài nguyên thiên nhiên khác;
6. Phương pháp tính thuế tài nguyên-
Căn cứ tính thuế
tài nguyên là sản lượng tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác trong kỳ, giá
tính thuế đơn vị tài nguyên và thuế suất thuế tài nguyên.
- Công thức tính:
Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ = Sản lượng tài nguyên thương
phẩm thực tế khai thác trong kỳ x Giá tính thuế đơn vị tài nguyên x
Thuế suất thuế tài nguyên
- Trường hợp được cơ quan nhà nước ấn định mức thuế tài nguyên phải nộp trên
một đơn vị tài nguyên khai thác thì số thuế tài nguyên phải nộp được xác định
như sau:
Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ = Sản lượng tài nguyên thương
phẩm thực tế khai thác trong kỳ x Mức thuế tài nguyên ấn định trên một đơn
vị tài nguyên khai thác
7. Giá tính thuế
a. Khái niệm: Giá tính thuế tài nguyên
là giá bán đơn vị tài nguyên tại thị trường nơi khai thác, chưa bao gồm thuế giá
trị gia tăng.
b. Xác định đối với từng trường hợp như
sau:
- Trường hợp xác định được giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên
tại nơi khai thác: Đối với loại tài nguyên khai thác trong tháng có cùng phẩm
cấp, chất lượng, một phần sản lượng tài nguyên được bán ra tại nơi khai thác
theo giá thị trường, một phần bán đi nơi khác hoặc đưa vào sản xuất, chế biến,
sàng tuyển, phân loại, chọn lọc thì giá tính thuế của toàn bộ sản lượng tài
nguyên khai thác được là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên đó tại nơi khai thác
không bao gồm thuế giá trị gia tăng; Giá bán của một đơn vị tài nguyên được tính
bằng tổng doanh thu (chưa có thuế GTGT) của loại tài nguyên bán ra tại nơi khai
thác chia cho tổng sản lượng loại tài nguyên tương ứng bán ra trong tháng.
-
Trường hợp tài nguyên khai thác không tiêu thụ trong nước mà dùng xuất khẩu toàn
bộ thì giá tính thuế tài nguyên là giá xuất khẩu (FOB), không bao gồm thuế xuất
khẩu.
- Trường hợp loại tài nguyên chưa xác định được giá bán đơn vị sản phẩm
tài nguyên quy định tại khoản 1 Điều này thì giá tính thuế đơn vị tài nguyên
được xác định căn cứ vào một trong những cơ sở sau:
+ Giá bán bình quân trên
thị trường của đơn vị tài nguyên cùng loại khai thác có giá tương đương do Uỷ
ban dân cấp tỉnh quy định theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều này;
+ Giá bán đơn
vị của sản phẩm nguyên chất và hàm lượng chất này trong tài nguyên khai thác
hoặc giá của sản phẩm nguyên chất và hàm lượng của từng chất trong tài nguyên
khai thác;
8. Việc đăng ký thuế, khai báo thuế, nộp thuế, quyết toán
thuế: Luật thuế tài nguyên dẫn chiếu đến Luật quản lý thuế. Theo đó, tổ
chức, cá nhân khai thác tài nguyên thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế tài
nguyên theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Riêng việc kê khai, nộp thuế
tài nguyên đối với dầu, khí do Chính phủ quy định.
Trên đây là những vấn đề tổng quát về thuế tài nguyên, nếu các bạn
muốn hiểu rõ hơn về loại thuế này, cũng như về những loại thuế khác trong nước
ta, để hiểu chúng và áp dụng chúng phù hợp với doanh nghiệp của mình, cũng như
khai báo thuế một cách hiệu quả, tối ưu nhất. Trung tâm TVĐT Kinh Tế Toàn Cầu
(GEC - website: www.gec.edu.vn) xin giới
thiệu đến bạn khóa học khai báo thuế, chỉ với thời gian học 1 tháng, các bạn có
thể hiểu về các loại thuế, những đổi mới trong các luật thuế, cũng như khai báo
thuế nhanh chóng, hiệu quả. Với khóa học này các vấn đề về thuế sẽ không còn là
vấn đề đâu đầu đối với các bạn kế toán và những người đang làm về
thuế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét