Thứ Năm, 3 tháng 8, 2017

Sự phát triển của tài chính ngân hàng trong tương lai

Tài Chính – Ngân Hàng là một trong những ngành “nóng” về nhân lực trong năm 2017. Nhưng khác với những cơn “sốt” về số lượng trong thời gian qua, thị trường lao động ngày càng khó tính và đòi hỏi cao. Không phải sinh viên nào cầm tấm bằng đại học ngành này cũng dễ dàng xin việc, yêu cầu của các nhà tuyển dụng đặt ra về chuyên môn cũng như kỹ năng, ngoại ngữ của các ứng viên cũng ngày càng cao. Hiện nay theo thống kê của các chuyên gia trong ngành thì hiện nay nhân sự trong ngành học tài chính ngân hàng đang thiếu khoảng 30.000 nhân lực
Tài chình ngân hàng đang cần nguồn nhân lực chất lượng cao- Trong quá trình tái cơ cấu hoạt động kinh tế luôn cần nguồn lực thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng để góp phần phát triển kinh tế trong nước. Giai đoạn 2015 – 2020, dự báo nhu cầu nhân lực chất lượng cao ngành này của cả nước sẽ lên đến 130.000 người. Riêng tại TP.HCM, chiếm tỷ trọng 4% tổng số chỗ làm việc cần tuyển hàng năm (khoảng 11.000 lao động) ở trình độ đại học.
- Bên cạnh nhu cầu nhân lực cần tuyển dụng cao, các chuyên gia cũng nhận định, lĩnh vực tài chính ngân hàng rất cần nguồn nhân lực vững chuyên môn, thuần thục kỹ năng, đặc biệt là sở hữu được vốn ngoại ngữ tốt - đây chính là công cụ cũng như yếu tố “sống còn” để các bạn trẻ cạnh tranh trước xu hướng hội nhập. Vì vậy, đòi hỏi các trường đào tạo trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cần chú trọng tăng cường đào tạo ngoại ngữ giao tiếp và cả chuyên môn.


Đa số sinh viên tốt nghiệp sẽ có việc làm- Lượng “cung” thấp hơn “cầu” quá nhiều đã giúp hầu hết SV ngành Tài chính – Ngân hàng tuy chưa tốt nghiệp nhưng về mặt lý thuyết là đã chắc chắn có việc làm! Thậm chí, nhiều ngân hàng đã có chiến lược thu hút chất xám ngay từ khi sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường.
- Nhiều ngân hàng có chính sách tuyển dụng với đối tượng là sinh viên có học lực khá, nhằm "thu hút" ngay khi còn chưa tốt nghiệp. Sinh viên năm thứ 3 hoặc thứ 4 có chuyên đề thực tập liên quan đến lĩnh vực ngân hàng có thể được tuyển dụng thực tập, tham gia vào các dự án thực tập của ngân hàng hoặc thử việc tại các bộ phận.
- Mỗi năm các ngân hàng cần khoảng 15.000 nhân viên tốt nghiệp đại học, nhưng các cơ sở đào tạo chỉ đáp ứng được khoảng 11.000 sinh viên. Vì thế, nếu tất cả sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng ra trường đáp ứng ngay được yêu cầu công việc thì cũng không đủ đáp ứng nhu cầu của xã hội.


Một số giải pháp cần thực hiện để nâng cao chất lượng nhân lực trong ngành tài chính ngân hàng- Thứ nhất, cần thiết phải xây dựng một bộ quy tắc chuẩn về chức danh các công việc ngân hàng, tiêu chuẩn nghề nghiệp ngân hàng tương đương với tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trong khu vực. Về lâu dài, nên từng bước xây dựng các bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp ứng với mỗi chức danh, vị trí công việc làm cơ sở cho việc hướng đến việc tiêu chuẩn hóa cán bộ theo các cấp độ đào tạo khác nhau.
- Thứ hai, đào tạo bồi dưỡng, cập nhật kiến thức kinh doanh cơ bản cho cán bộ hiện có tại Trung tâm TVĐT Kinh Tế Toàn Cầu (Website: www.gec.edu.vn) nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng phức tạp và chịu áp lực cạnh tranh ngày càng cao của môi trường kinh doanh.
- Thứ ba, chú trọng việc đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý cấp trung và cấp cao nhằm tạo sự đột phá về tư duy và kỹ năng quản lý, tạo tiền đề cho việc triển khai các kế hoạch cải cách và chấp nhận sự thay đổi ở các cấp điều hành và cấp thực hiện. Đồng thời cần quan tâm thích đáng tới việc đào tạo ngoại ngữ (đặc biệt tiếng Anh)
- Thứ tư, trong một khoảng thời gian nữa, chất lượng tân cử nhân ngành tài chính ngân hàng ở Việt Nam chưa thể có sự cải thiện đáng kể. Vì vậy, việc đào tạo bài bản cho cán bộ tân tuyển dụng vẫn là một chương trình trọng điểm kèm theo các khoản chi phí lớn mới có thể sử dụng lực lượng này vào những công việc cụ thể.
- Thứ năm, cần có kế hoạch, chiến lược đẩy mạnh đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành tài chính, nâng cao tính chuyên nghiệp trong các hoạt động kinh doanh. Theo đó, các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho ngành cần từng bước tổ chức đa dạng các chương trình đào tạo ở các cấp độ cơ bản cũng như nâng cao, nghiên cứu ban hành các giáo trình chuẩn, chuẩn hóa đội ngũ giảng viên,…
- Thứ sáu, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực, qua đó tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về tài chính, chương trình, nội dung đào tạo, giảng viên và phương pháp giảng dạy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét