Tiền lương là số tiền thù lao trả cho người lao động theo định kỳ,
thường là hàng tháng. Các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, người thuê lao động trả
công cho người lao động (công nhân viên chức) theo số lượng và chất lượng lao
động họ đã đóng góp. Ngoài ra tiền lương là chế độ chính sách tri trả của doanh
nghiệp đối với nhân viên. Qua đó nhân viên cũng phần nào thấy công sức của họ bỏ
ra được đãi ngộ xứng đáng. Qua đó họ sẽ có tinh thần hăng hái làm việc và làm
việc có chất lượng hiệu quả hơn. Vì vậy, lương đóng vai trò đặc biệt quan trọng
trong hệ thống chính sách của các công ty.
1. Ý nghĩa
- Thực tế cho thấy rằng người lao động luôn luôn
quan tâm tới tiền lương bởi lẽ đó là thu nhập để giúp họ ổn định cuộc sống. Việc
người lao động được trả với mức lương cao thì họ sẽ tích cực lao động, tinh thần
làm việc hăng say,…
- Và việc tiền lương cao hay thấp cũng ảnh hưởng đến địa
vị, trình độ chuyên môn,….Nó phản ánh năng lực thực sự của mình.
- Với một
doanh nghiệp, để duy trì và phát triển thì chính sách quản lý tiền lương là điều
rất quan trọng.Tiền lương trong doanh nghiệp nó ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh
của doanh nghiệp. Mọi chi phí tài chính đều được quản lý hợp lý. Bởi lẽ duy trì
tiền lương của nhân viên thu hút lao động giỏi xứng đáng với thực lực của
họ.
- Ngoài ra tiền lương còn là công cụ hưu hiệu để xây dựng nguồn lực và đó
cũng là cách để quản lý nguồn lao động trong doanh nghiệp
- Như thực tế cho thấy tiền lương là thu nhập của người lao động và họ sử dụng
đồng tiền đó để sinh hoạt trong cuộ sống của mình. Tiền lương bản chất là để duy
trì sự sống của con người. Việc duy trì ấy là công việc thường nhật như chi tiêu
về ăn uống, may măc,…Đó là yếu tố xã hội, trao đổi sản phẩm hàng hóa nhu cầu cần
thiết bằng những đồng tiền mình làm ra. Ngoài ra tiền lương phần nào đã đóng góp
vào thu nhập quốc dân vì thế nó ảnh hưởng trực tiếp tới yếu tố xã hội.
- Qua những chia sẻ của Trung tâm đào tạo kế toán
thì chúng ta thấy rằng tiền lương có vai trò quan trọng đối với người lao
động cũng như doanh nghiệp. Trung tâm đào tạo kế toán uy tín và chất lượng nhất
TP.HCM xem tại website: www.gec.edu.vn
2. Chức năng và nhiệm vụ của kế toán tiền lương
- Tổ chức
ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, chất lượng, thời gian
và kết quả lao động.
- Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp
thực hiện đầy đủ, đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương. Mở sổ,
thẻ kế toán và hạch toán lao động, tiền lương theo đúng chế độ.
- Tính toán
phân bổ chính xác, đúng đối tượng chi phí tiền lương các khoản trích theo lương
vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận đơn vị sử dụng lao động.
-
Lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, đề
xuất biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động trong doanh nghiệp.
3. Các hình thức của tiền lương
Chính sách tiền lương là
một trong những nhân tố tác động mạnh mẽ đến chất lượng, hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh thường áp dụng phổ biến hình thức tiền lương như sau:
- Tiền
lương thời gian.
- Tiền lương sản phẩm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét