Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016

Một vài định nghĩa và phân loại kế toán cho người mới học kế toán

Bạn là một người mới bắt đầu thích và muốn tìm hiểu về ngành kế toán? với người học kế toán thì đây có thể là một lựa chọn cho tương lai tươi sáng của mình. Vì kế toán là nghề mà nhu cầu xã hội luôn cần thiết, làm việc trong môi trường ổn định, thu nhập và moi trường làm việc có thể đáp ứng cho cuộc sống của mình. Nhìn chung thì như vậy nhưng kế toán của có rất nhiều khò khăn của nó, đây là một nghề được cho là khô khăn, hằng ngày phải tiếp xúc thường xuyên với những con số nên bạn sẽ cảm thấy rất nhàm chán, chỉ có lòng yêu thích và tìm hiểu trước những hiểu biết về nghề kế toán có thể giúp bạn lựa chọn sáng suốt khi theo học kế toán, tránh trường hợp bỏ dở giữa chừng, tốn thời gian, công sức và tiền của khi theo học. Sau đây Trung Tâm TVĐT Kinh Tế Toàn Cầu (GEC - website: gec.edu.vn) sẽ giới thiệu cho bạn những điều cơ bản về môn học kế toán để bạn định hướng khi theo học.
1. Định nghĩa về kế toán

- Kế toán là 1 nghệ thuật của việc ghi chép, phân loại và tổng hợp bằng phương pháp riêng và ghi bằng tiền các nghiệp vụ, sự kiện có tính chất tài chính và giải thích KQ của nó (Liên đoàn kế toán Quốc tế - IFAC), nhấn mạnh hoạt động, công việc của người làm KT
- Kế toán là 1 hệ thống thông tin: đo lường, xử lý và cung cấp thông tin có ích cho việc ra quyết định (Viện Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ - AICPA), đối tượng sử dụng thông tin KT và chức năng của KT.
- Theo GS R.Anthony (ĐH Havard): “Kế toán là ngôn ngữ của kinh doanh”.
- Theo Luật kế toán Việt Nam: Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
-> Vậy kế toán là một hệ thống thông tin, được thiết lập trong các đơn vị kinh tế, thu thập, xử lý và cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính, làm cơ sở cho các quyết định kinh tế

2. Phân loại kế toán
a. Căn cứ vào đối tượng sử dụng thông tin

- Kế toán tài chính: Cung cấp các thông tin kế toán tổng hợp chủ yếu là cung cấp ra bên ngoài: cơ quan nhà nước, nhà đầu tư, ngân hàng…
-  Kế toán quản trị: Cung cấp thông tin kế toán làm cơ sở cho việc ra quyết định của nhà quản lý doanh nghiệp, chỉ phục vụ cho nội bộ doanh nghiệp, không cung cấp cho bên ngoài.
b. Căn cứ vào mức độ phản ánh thông tin
- Kế toán tổng hợp:
Phản ánh các đối tượng kế toán ở dạng tổng quát, chỉ thể hiện dưới hình thức tiền tệ.
- Kế toán chi tiết: Chi tiết hóa thông tin về các đối tượng kế toán đã được phản ánh ở kế toán tổng hợp, không chỉ sử dụng thước đo tiền tệ mà còn sử dụng thước đo hiện vật.
c. Căn cứ vào thời điểm kế toán ghi nhận nghiệp vụ kinh tế phát sinh- Kế toán trên cơ sở tiền: nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi nhận khi đã thực thu hoặc chi tiền.
- Kế toán trên cở sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi sổ vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc chi tiền.

3. Nhiệm vụ của kế toán- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.


Trên đây là những khái niệm cơ bản về nghề kế toán để giúp các bạn dễ dàng định hướng khi tham gia học kế toán. Và với chương trình đào tạo kế toán thực tế được thiết kế bởi trường ĐH Kinh Tế TP.HCM và do trung tâm TVĐT Kinh Tế Toàn Cầu (GEC - website: gec.edu.vn) chiêu sinh và đào tạo, hiện đang được sự theo học của rất nhiều học viên, nên đây có thể là nơi lựa chọn học tin tưởng cho các bạn muốn tham gia vào nghề kế toán.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét