Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

Những nhiệm vụ và công việc của phòng kế toán tại Công Ty

Trong nền kinh tế thị trường, nhất là trong xu hướng vận động toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới như hiện nay, việc mở cửa và hội nhập nền kinh tế quốc gia và khu vực trở thành điều kiện bắt buộc của sự phát triển. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt đó,vấn đề tài chính trở thành vấn đề hàng đầu của mỗi tổ chức cũng như của mỗi cá nhân, quản trị tài chính và công tác kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng, rất hữu ích và cũng đầy thách thức. Để thuận lợi trong công tác điều hành, quản lư cũng như nhằm xác định chức năng, nhiệm vụ của phòng kế toán trong doanh nghiệp, nên chúng ta cần tìm hiểu về tầm quan trọng cũng như những điều khác về phòng kế toán. tham khảo thêm tại website: www.gec.edu.vn

1. Nhiệm vụ của phòng kế toán- Ghi chép,tính toán, phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư , tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, kỹ thuật thu nộp, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng các loại tài
sản, vật tư, tiền vốn, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm chính sách, chế độ, kỷ luật kinh tế, tài chính của công ty và những qui định do nhà nước ban hành.
- Cung cấp các số liệu , tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra, phân tích hoạt động kinh tế, tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi việc thực hiện kế hoạch, phục vụ cho công tác thống kê và thông tin kinh tế.

2. Các công việc kế toán- Công việc kế toán của công ty gồm hai phần : phần kế toán tổng hợp và phần kế toán chi tiết. Phần kế toán tổng hợp chỉ ghi số tiền để phản ánh tổng quát tình hình tài sản và hoạt động của công ty, phần kế toán chi tiết vừa ghi số tiền, vừa ghi số lượng hiện vật hoặc thời gian lao động để chi tiết hoá và minh họa cho phần kế toán tổng hợp.
- Chứng từ kế toán : Chứng từ kế toán gồm chứng từ gốc và chứng từ kế toán. Chứng từ gốc là căn cứ pháp lý phản ánh các nghiệp vụ kinh tế đã thực hiện đồng thời là cơ sở để lập nên chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán được lập nên từ chứng từ gốc và là cơ sở để ghi sổ kế toán.
- Tài khoản và sổ kế toán : Tài khoản kế toán được sử dụng thống nhất theo hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính qui định và được chi tiết hoá theo yêu cầu quản lý của công ty. Sổ kế toán gồm sổ của phần kế toán tổng hợp gọi là sổ kế toán tổng hợp và sổ của phần kế toán chi tiết gọi là sổ kế toán chi tiết.
- Báo cáo kế toán : Là phương pháp tổng hợp số liệu kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính, phản ánh tình hình tài sản , tình hình về kết qủa hoạt động của công ty tại một thời điểm nhất định.
- Kiểm kê tài sản và kiểm tra kế toán
- Bảo quản tài liệu kế toán : Tài liệu kế toán bao gồm các chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo kế toán và các tài liệu khác liên quan đến kế toán, tài liệu kế toán phải được bảo quản chu đáo, an toàn trong quá tŕnh sử dụng cũng như lưu trữ.


3. Thách thức và định hướng về ngành kế toánViệt Nam cũng như là nhiều quốc gia khác đều phải đương đầu với một thách thức khá lớn. Đó là thách thức nhằm đảm bảo nâng cao các chuẩn mực trong phòng kế toán nói chung và nghề kế toán nói riêng. Các chuẩn mực đó xoay quanh ba yếu tố cơ bản, bao gồm: Đảm bảo tính độc lập, tuân thủ các chuẩn mực về đạo đức và cuối cùng là giải quyết các xung đột về lợi ích. Vì là một ngành chiếm lĩnh thị trường lớn nguồn nhân lực nên ngành kế toán Việt Nam trong tương lai sẽ còn phát triển hơn nữa nếu được quan tâm và đầu tư. Sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai cũng ít nhiều liên quan đến ngành kế toán, vì thế cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, đào tạo kế toán để nâng cao chuyên môn, phân bố chỉ tiêu hài hòa đối với ngành này.

1 nhận xét:

  1. Tiêu chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ tài chính, kế toán, kiểm toán và trình độ tổ chức công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán đối với đội ngũ kế toán trưởng trong nền kinh tế thị trường.

    Trả lờiXóa