Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2016

Tìm hiểu những tiêu chuẩn và công việc của kế toán kho

Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản quan trọng trong bất kỳ một chu trình sản xuất nào của doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế quốc dân. Nó phản ánh năng lực sản xuất, cơ sở vật chất và trình độ quản lý vốn kinh doanh của từng doanh nghiệp. Do đặc thù và tầm quan trọng của kho hàng hóa như vậy, nên công việc của một nhân viên kế toán kho là một khâu khá quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán nói chung của các ngành. Nắm được tầm quan trọng của một kế toán kho, và có thể sẽ có nhiều tương lai tươi sáng trong sự nghiệp, bạn quyết định và tìm hiểu và xác học kế toán kho thì các bạn cần biết về một vài khái niệm cũng như công việc và tiêu chuẩn của một kế toán kho, để xác định quá trình theo học của mình là chính xác, tránh trường hợp tốn thời gian, công sức như lại phải bỏ dở giữa chừng.
1. Một vài khái niệm và mối liên quan giử thủ kho và kế toán kho
- Thủ kho: theo dõi, ghi chép vào sổ sách mỗi khi có hàng nhập kho, xuất kho thực tế chi tiết theo từng vật tư, hàng hóa và từng đối tượng sử dụng (không quan tâm đến việc hạch toán kế toán như thế nào). Chứng từ nhập/xuất kho sau khi được lập sẽ được chuyển lên cho kế toán kho dùng làm căn cứ hạch toán vào các sổ sách kế toán liên quan.
- Kế toán kho: căn cứ vào chứng từ nhập/xuất kho từ thủ kho chuyển lên và các chứng từ liên quan khác (như: hóa đơn, lệnh xuất kho, lệnh sản xuất...) để hạch toán vào các sổ sách chi tiết theo từng đối tượng sử dụng.

- Lưu ý:
+ Chứng từ nhập/xuất này không phải lúc nào cũng dùng để hạch toán kế toán mà trong một số trường hợp việc hạch toán phải dựa vào chứng từ khác (ví dụ: mua hàng đã nhận hàng nhưng chưa có hóa đơn, hoặc bán hàng đã xuất hàng nhưng chưa xuất hóa đơn...Khi nhận được hóa đơn hoặc đã xuất hóa đơn thì căn cứ vào các hóa đơn này, kế toán mới tiến hành hạch toán vào sổ sách kế toán).
+ Do có sự khác biệt về thời điểm ghi sổ giữa thủ kho và kế toán kho nêu trên nên sẽ dẫn đến tình trạng báo cáo hàng tồn kho giữa kế toán và thủ kho tại một thời điểm nào đó trong kỳ sẽ có sự sai lệch về số liệu.

2. Công việc của một kế toán kho
- Kế toán kho có trách nhiệm ghi thẻ kho đầy đủ và chính xác cho mỗi mã hàng bao gồm mã hiệu của hàng hóa, màu sắc, kích cỡ, kích thước, khách hàng.
- Hàng ngày ghi chép, lập chứng từ nhập kho – xuất kho, chi phí mua hàng, dịch vụ báo cáo thuế hàng tháng chi phí vận chuyển, hóa đơn mua và bán hàng.
- Thường xuyên phải kiểm tra, đối chiếu việc ghi chép của thủ kho, cách sắp xếp hàng hóa trong kho, đối chiếu với số liệu xuất – nhập của kế toán tổng hợp.Công việc cơ bản của một nhân viên kế toán kho1
- Hạch toán giá vốn, chi phí và doanh thu
- Tính giá thành vật tư hàng nhập khẩu để lập phiếu xuất nhập
- Thường xuyên lập báo cáo hàng tồn kho, báo cáo nhập xuất theo định kỳ

3. Tiêu chuẩn khi làm một kế toán kho
- Thi hành nghiệp vụ chuẩn xác và đúng theo quy định đưa ra, phải nắm vững kiến thức chuyên môn về kế toán nghiệp vụ.
- Có kỹ năng giao tiếp, biết cách sắp xếp công việc và quản lý hệ thống chứng từ tốt.
- Thành thạo về kỹ năng tin học văn phòng, sử dụng tốt Word, Excel và các phần mềm kế toán có liên quan.
-  Có tính cẩn thận, chăm chỉ và có trách nhiệm, đam mê với công việc.
- Phải có sức khỏe, nhanh nhẹn, trung thực và nghiêm chỉnh trong công việc

Biết được những nhu cầu công việc cũng như tiêu chuẩn của kế toán trên trung tâm TVĐT Kinh Tế Toàn Cầu có thể giúp các bạn thực hiên các công việc trên qua các chương trình đào tạo kế toán được thiết kế theo chuẩn của Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM các bạn có thể tư tin về chất lượng cũng như độ uy tín khi đến với trung tâm chúng tôi. Khi kết thúc khóa học các bạn sẽ được cấp chứng chỉ của trường ĐH Kinh Tế TP.HCM sẽ bổ trợ cho bằng kế toán của các bạn khi đi xin việc cũng như nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Xem chi tiết các khóa học kế toán tại website: www.gec.edu.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét