Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

Các quan điểm và phương pháp phát triển xuất khẩu ở Việt Nam

Từ khi gia nhập WTO, chúng ta đã, đang chứng kiến những tác động đa chiều, đan xen của nền kinh tế thế giới và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhìn chung, sau một năm chính thức gia nhập WTO, kết quả hoạt động xuất khẩu của Việt Nam khá khả quan và có những dấu hiệu tích cực. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tiếp tục được duy trì ở mức cao nhờ tiếp cận thị trường được thuận lợi hơn sau khi Việt nam trở thành thành viên WTO. Tuy nhiên, song song với thành tựu như vừa nêu, xuất khẩu của Việt Nam vẫn tồn tại một số hạn chế và nhược điểm như: quy mô xuất khẩu còn nhỏ, kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.


Vậy để tăng cường xuất khẩu ở Việt Nam thì nhà nước ta và người làm trong ngành xuất nhập khẩu cần phải làm gì? Nhà nước cần tập trung cung cấp các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu, đầu tư xây dựng cơ sở trên địa bàn cả nước để các doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng nhiều hơn các dịch vụ hỗ trợ tại chỗ, nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian của các doanh nghiệp địa phương khi sử dụng dịch vụ. Về phía các doanh nghiệp cũng cần nhận thức rõ hơn vai trò của việc chuyên môn hoá và sử dụng các dịch vụ chuyên nghiệp để hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu của mình, giảm tỷ lệ các dịch vụ doanh nghiệp tự làm để từ đó doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực phát triển những thế mạnh riêng, nâng cao chất lượng cạnh tranh của doanh nghiệp và của sản phẩm. Còn về người làm ngành xuất nhập khẩu luôn tìm những phương pháp tiếp thị sản phẩm của mình trên thị trường thế giới, và tìm ra những phương thức kinh doanh mới để có thể cạnh tranh với những mặt hàng lớn của các nước khác, muốn làm được như vậy bạn phải không ngừng nâng cao về chuyên môn hoàn thiện chính mình bằng các lớp đào tạo xuất nhập khẩu.


Các quan điểm để phát triển xuất khẩu
- Thứ nhất, phát triển xuất khẩu phải dựa trên cơ sở khai thác tốt tiềm năng thế mạnh, nội lực của đất nước, thu hút sự tham gia đóng góp và đầu tư phát triển của đa dạng các thành phần kinh tế trong xã hội.
- Thứ hai, phát triển xuất khẩu trên cơ sở chủ động khai thác các lợi ích và lợi thế từ hội nhập kinh tế quốc tế để mở rộng thị trường xuất khẩu; nâng cao chất lượng tăng trưởng xuất khẩu, thúc đẩy phát triển những ngành hàng, mặt hàng xuất khẩu mới, khuyến khích phát triển sản phẩm qua chế biến nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu.
- Thứ ba, phát triển xuất khẩu phải thực hiện trong mối quan hệ gắn kết hài hoà và hợp lý với nhập khẩu, bảo đảm sự liên thông và bổ trợ lẫn nhau trong hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.
- Thứ tư, phát triển xuất khẩu cần coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất kinh doanh, áp dụng các phương thức kinh doanh, phương thức thu thập và xử lý thông tin hiện đại để phát triển kinh tế - thương mại nói chung và phát triển xuất khẩu nói riêng.
- Thứ năm, tăng cường chức năng quản lý Nhà nước về thương mại của đất nước, bảo đảm gắn kết một cách hài hòa mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát triển bền vững.

Các phương pháp tăng cường xuất khẩu ở Việt Nam
- Thứ nhất là rà soát, điều chỉnh bổ sung các cơ chế, chính sách  về tài chính, tín dụng, đầu tư, phí, lệ phí...
- Thứ hai, tăng cường công tác đàm phán mở cửa thị trường.
- Thứ ba, nâng cao hiệu quả của công tác thông tin, dự báo thị trường và xúc tiến thương mại.
- Thứ tư, tăng cường công tác nhận biết và ứng phó với các chính sách bảo hộ mậu dịch.
- Thứ năm, củng cố và tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan đại diện thương mại VN ở nước ngoài.
- Thứ sáu, phát triển và ứng dụng thương mại điện tử.
- Thứ bảy, triển khai nghiên cứu sàn giao dịch hàng hóa  đối với nông sản.

Tăng trưởng xuất khẩu phải trên cơ sở khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Đối với Việt Nam, một đất nước được thiên nhiên ưu đãi, có trình độ phát triển thấp, khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên sẽ tạo thuận lợi để tích lũy ban đầu cho công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Từ đó có thể nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu từ thiên nhiên ờ Việt Nam.

Phát triển xuất khẩu trong giai đoạn tới phải chú trọng nâng cao khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường của hàng hóa xuất khẩu, áp dụng các quy trình và phương pháp sản xuất theo công nghệ mới.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét